Vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu cơ bản mỗi người tiêu dùng đều mong muốn có được khi mua hàng hóa. Mục đích của an toàn thực phẩm là bảo vệ sức khỏe khách hàng, phòng ngừa bệnh tật. An toàn thực phẩm là gì? Tại sao cần áp dụng tiêu chí này với thực phẩm?
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm xét trong một phạm vi hẹp có thể coi như một bộ môn khoa học. Mục đích của nó là mô tả quá trình xử lý, chế biến, bảo quản cũng như lưu trữ thực phẩm thông qua những phương pháp phòng chống bệnh tật có thể xuất hiện.
Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là những phương pháp hoặc công việc được thực hiện để giữ cho thực phẩm luôn đạt trạng thái an toàn cho sức khỏe, sạch sẽ. Người ta cũng coi an toàn thực phẩm như những thói quen hoặc thao tác khi chế biến sao cho phòng chống được nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe.
Mặt khác, hiểu theo nghĩa rộng thì an toàn thực phẩm bao gồm tất cả những công việc liên quan đến xử lý thực phẩm. Mục đích cuối cùng đều là đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng cuối cùng. Thực chất an toàn thực phẩm là đã và đang tiếp tục là vấn đề mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Trong đó có Việt Nam.
2. Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
Sở dĩ an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành vấn đề khiến nhiều quốc gia quan tâm là do ảnh hưởng tới sức khỏe toàn xã hội. Thực phẩm không vệ sinh có thể gây bệnh cho người. Thậm chí nó còn có thể truyền bệnh từ người này sang người khác tự như một môi trường để vi khuẩn sinh sống, phát triển.
Những thực phẩm kém vệ sinh không chỉ đơn thuần khiến người ta bị khó chịu, đau bụng hoặc tiêu chảy mà còn nguy hiểm hơn thế. Nhiều cuộc tranh luận về nguy cơ thiếu an toàn thực phẩm gây biến đổi gen, ngộ độc thực thẩm. Thậm chí nếu không được kiểm soát kỹ, thực phẩm bẩn còn có thể gây tỷ lệ tử vong mỗi ngày mỗi giờ. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm mục đích:
- Tạo nên những món ăn lành mạch, sạch sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa dị ứng, ngộ độc, giảm rủi ro khi ăn uống.
- Ngăn chặn vấn đề thực phẩm bẩn gây nguy hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội, bao gồm áp lực với ngành y tế.
- Xây dựng tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực thực phẩm nhằm đem đến sản phẩm an toàn tới người tiêu dùng.
2. Nên làm gì để giữ an toàn vệ sinh thực phẩm?
Việc giữ gìn an toàn thực phẩm cần phải đến từ cả hai phía gồm người bán và người tiêu thụ. Trong đó người bán cần đap sứng những tiêu chuẩn do Bộ Y tế và các ban ngành đưa ra. Hiện nay các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm cần phải đáp ứng 2 tiêu chuẩn cơ bản bao gồm:
2.1 Tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP hay Tiêu chuẩn về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn là yêu cầu cơ bản với mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên việc xây dựng rủi ro có thể xảy ra gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông qua đó đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa rủi ro sinh học – hóa học – vật lý học của thực phẩm. Hệ thống HACCP áp dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên vật liệu, sản xuất cho đến đóng gói và phân phối tới tay người tiêu dùng.
2.2 Tiêu chuẩn GMP
Tiêu chuẩn GMP – Good Manufacturing Practices được xây dựng nhằm hướng dẫn về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm. Nếu như HACCP hướng đến việc giảm và giải quyết rủi ro trong sản xuất, đóng gói thực phẩm đến mức có thể chấp nhận được thì tiêu chuẩn GMP lại khác.
Tiêu chuẩn GMP quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Trong đó bao gồm các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống cho đến dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… Tiêu chuẩn GMP đưa ra hướng dẫn chung mà các cơ sở sản xuất phải áp dụng nhằm đạt được sản phẩm chất lượng cao trong quá trình chế biến, đóng gói và phân phối.
Nếu như các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải áp dụng các tiêu chuẩn nhằm tăng chất lượng, tạo uy tín trong lòng khách hàng khi người tiêu dùng lại khác. Bản thân mỗi người có thể hình thành những thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Rửa sạch nguyên liệu chế biến đồ ăn, tránh sử dụng những loại thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc. Mặt khác cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, nguồn gốc rõ ràng. Nếu thực phẩm chưa sử dụng ngay nên bảo quản bằng cách phân loại, cho vào từng hộp riêng có nắp đậy hoặc hút chân không.
Như vậy có thể tránh được tình trạng nhiễm khuẩn chéo giữa thực phẩm chín với thực phẩm sống, tránh thực phẩm bị ám mùi lẫn nhau. Kể cả những loại đồ ăn đã chế biến mà chưa ăn hết cũng nên bảo quản cẩn thận. Không gian chế biến thực phẩm luôn phải trong tình trạng sạch sẽ, lau dọn thường xuyên mới có thể để tạo ra những món ăn sạch, mạnh mạnh.
3. Hậu quả khi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Sở dĩ an toàn thực phẩm trở thành vấn đề mà cả xã hội, cả thế giới quan tâm là do những hậu quả không lường có thể xuất hiện. Đối với cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh, ngội độc, thậm chí tử vong sẽ cao hơn.
Nếu tình trạng này lan rộng thì lượng người bị ngộ độc thực phẩm cũng sẽ tăng lên. Hậu quả mà toàn xã hội phải đối mặt là số người bị ngộ độc thực phẩm tăng lên. Thực tế cho thấy các bệnh viện mỗi ngày đang phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngộ độc do thực phẩm bẩn tăng lên trong thời gian qua.
Không ít trường hợp tử vong dù đã được các y bác sĩ hết sức cứu chứa. Điều đáng sợ nằm ở sự phá hoại sức khỏe âm thầm của thực phẩm bẩn. Chúng phá hủy hệ miễn dịch của con người từ bên trong. Từ đó làm gia tăng nguy cơ của các bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan, bệnh thận hoặc ung thư…
Không chỉ thế, giá thực phẩn rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng chất lượng. Vô tình nhiều người tiêu dùng lựa chọn những loại thực phẩm bẩn, đồ ăn ôi thiu đã được “biến hình” mà gây tổn hại cho sức khỏe. Số khác không biết nên mua hàng “bẩn” với giá tương đương với thực phẩm sạch.
Lâu dài tình trạng này khiến cho người dân hoang mang, e ngại trước việc mua thực phẩm như thế nào mới tốt. Những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn mọc lên nhiều hơn, chèn ép doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nước nhà.
Quý vị muốn bảo quản thực phẩm, tự hình thành thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà? Quý vị muốn tìm mua thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm chất lượng với giá phải chăng? Hãy để SGE Việt Nam đồng hành cùng mỗi khách hàng qua sản phẩm đa dạng, giá không qua trung gian.
Truy cập website https://sgeviet.vn/ để tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí cho mỗi khách hàng.