Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết không chính xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. hơn nữa Các bà nội trợ ngày lễ Tết có xu hướng tích trữ nhiều thực phẩm để ăn dần. Bảo quản bằng cách thông thường không hút chân không có thể sẽ làm mất dinh dưỡng hoặc sinh ra chất độc hại.
Mục Lục
Vì sao nên bảo quản thực phẩm trong những ngày lễ tết
Những ngày lễ Tết các gia đình thường tích trữ nhiều thực phẩm với tâm lý “no ba ngày Tết”. Tuy nhiên diện tích trữ quá nhiều thực phẩm cùng một lúc, trong cùng một không gian có thể để tạo ra vi khuẩn có hại, làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Thực phẩm sau khi nấu nướng không chỉ không cung cấp đủ dưỡng chất mà còn biến chất, biến mùi, gây hại lớn đến sức khỏe con người. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết thông thường được các bà nội trợ áp dụng như sau:
- Các loại đồ khô được cho vào hũ, chai hoặc trực tiếp để trong túi nilon buộc kín, đậy kín;
- Các loại thực phẩm là rau củ quả tươi thường được cho vào tủ lạnh;
- Đồ tươi sống như thịt cá chia thành từng túi nhỏ rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh;
- Các loại rau củ có thể để lâu như khoai tây, khoai lang trực tiếp để ở nơi khô ráo;
- Các loại thực phẩm khác để nguyên trong túi nilon hoặc rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh.
Phương thức bảo quản thực phẩm như vậy khiến cho các loại thực phẩm lẫn lộn với nhau. Thực phẩm tươi sống để gần với thực phẩm đã chín có thể gây nhiễm khuẩn chéo hình thành chứng tiêu chảy khi sử dụng. Không chỉ thế thực phẩm á mùi lẫn nhau sau khi chế biến sẽ ảnh hưởng đến hương vị, chất dinh dưỡng không còn nguyên vẹn. Thậm chí nếu không bảo quản tốt thực phẩm còn có thể gây ngộ độc.

Phân loại thực phẩm cần bảo quản
Việc phân loại và bảo quản đúng cách không chỉ góp phần giữ tươi thực phẩm mà còn an toàn khi sử dụng. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đơn giản nhất là phân loại và bảo quản riêng biệt. Mỗi loại thực phẩm sẽ có cách bảo quản và sử dụng khác nhau thì mới giữ nguyên được dưỡng chất, hương vị và màu sắc.
Thực phẩm tươi sống
Các loại thực phẩm tươi sống cần được phân loại. Ví dụ như thịt bò cần được để riêng, cá cần được để riêng thành từng loại. bạn không nên để chung tất cả các loại thực phẩm tươi sống cùng với nhau để tránh gây mùi. Đặc biệt là thịt với cá. Mùi cá tanh sẽ ám vào thịt ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
Hơn nữa các loại thịt cũng cần được phân loại theo nhu cầu chế biến. Ví dụ như thịt nạc, thịt xay, xương, móng giò… Mỗi loại cần được đóng gói vào túi riêng và theo đúng khẩu phần ăn để tránh tình trạng sử dụng không hết phải đóng gói lại. Lưu ý không nên rửa thịt trước khi bảo quản.
Các loại cá nên làm sạch ruột, rửa sạch để tăng thời gian bảo quản. Thịt cá tươi sống sau khi sơ chế cần dùng khăn sạch thấm bớt nước sau đó hút chân không thành các túi nhỏ hoặc đựng trong hộp kín chuyên dụng. Nếu có thể bạn nên hút chân không cho hộp đựng thực phẩm.

Rau củ quả
Đối với các loại rau củ quả cần phải tiến hành sơ chế trước khi bảo quản. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đối với rau củ quả là phải tiến hành loại bỏ những phần rau củ quả đã bị hỏng, không nên rửa rau củ quả trước khi cho vào trong tủ lạnh. Bạn nên tránh cắt nhỏ rau củ quả trước khi bảo quản.
Các loại rau củ quả cũng cần phải được phân loại riêng. Đặc biệt là rau – củ và quả. Nếu rau củ quả vẫn còn ướt thì nên vải khô hoặc sử dụng giấy lau sơ qua bên ngoài. Sau đó hút chân không từng loại một. Đối với các loại rau củ quả có thời gian bảo quản ngắn thì nên cho vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Các loại tủ bảo quản lâu hơn như khoai tây, khoai lang, củ đậu có thể bảo quản bằng túi hút chân không đặt bên ngoài tại nơi râm mát. Trường hợp không hút chân không có thể bảo quản trong túi giấy hoặc hộp nhựa chuyên dụng. Ngược lại, đa số rau củ quả sẽ giữ tươi hơn khi kết hợp hút chân không và bảo quản lạnh.

Thực phẩm đã qua chế biến
Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết với đồ đã nấu chín yêu cầu cao hơn nhiều. Nguyên nhân là bởi đồ đã chế biến dễ bị hỏng, dễ bị vi khuẩn phá hoại dưỡng chất, màu sắc và mùi vị. Hơn nữa mỗi loại đồ ăn khác nhau thì cách bảo quản cũng khác nhau.
Trường hợp đồ ăn chế biến sẵn sử dụng để dùng sau thì nên bảo quản sớm. Đồ đã chế biến tốt nhất không nên để ở nhiệt độ thường quá 2 giờ. Khi đồ ăn đã nguội bớt thì bạn nên bảo quản bằng cách hút chân không, cất đi. Bạn cũng có thể cho thực phẩm vào từng hộp riêng rồi cất giữ.
Nếu các món nấu nhiều thì tốt nhất nên chia thành từng phần vừa ăn rồi bảo quản riêng. Mỗi bữa lấy một phần, hâm nóng để đảm bảo dưỡng chất trọn vẹn. Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết với mỗi loại cũng không giống nhau. Ví dụ như các loại bánh làm từ gạo nếp nên bảo quản trong ngăn mát.
Chế biến lại bằng cách hấp, chiên hoặc luộc trước khi ăn. Giò chả bảo quản ở nhiệt độ thường 1-2 ngày, bảo quản ngăn mát tủ lạnh 4-6 ngày và khoảng 10 ngày khi giữ đông nếu không hút chân không. Tuy nhiên cần tránh bảo quản các món rau, trứng, nấm để qua đêm, hâm nóng lại.
Tốt nhất đồ ăn đã qua chế biến nên được bảo quản sớm. Đặc biệt là thức ăn còn dư cần để riêng từng loại, đóng gói riêng sau đó mới bảo quản. Thực phẩm chín không đóng gói cùng thực phẩm sống để tránh bị lây nhiễm chéo.
Máy hút chân không là công cụ đắc lực giúp bảo quản thực phẩm đơn giản hơn, tiết kiệm không gian cất trữ. Quý vị đang tìm kiếm máy hút chân không chất lượng giá tốt?
Hãy truy cập website của SGE Việt Nam để tham khảo thông tin chi tiết nhé!