3 Cách làm mứt tết truyền thống vừa ngon vừa an toàn

Mứt là một trong những món ăn không thể thiếu những ngày Tết đến xuân về. Hương vị ngọt ngào của mứt dừa lại uống thêm ly trà đã đủ tạo nên những phút giây sum họp nói chuyện năm mới, hướng đến tương lai. Cách làm mứt tết đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà vừa ngon vừa đảm bảo an toàn.

1. Mứt dừa – Hương vị thân quen ngày Tết

Ngày Tết cổ truyền ở nước ra đã có nhiều sự thay đổi theo thời gian. Thế nhưng những món mứt truyền thống như mứt gừng, mứt sen hay mứt dừa vẫn là món ăn chơi không thể thiếu khi tiếp khách. Người ta thêm vài ba món mứt như cách để gìn giữ hương vị Tết cổ truyền tương tự như món bánh chưng – dưa hành.

Sở dĩ mứt dừa trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu ngày Tết của nhiều gia đình cũng có lý do. Một là nét truyền thống mà ông cha muốn lưu giữ. Hai là do hương vị vừa ngọt thanh vừa béo ngậy của dừa phủ thêm lớp đường bên ngoài lại càng thêm hấp dẫn.

Cách làm mứt tết - Mứt dừa
Mứt dừa là món ăn quen thuộc tiếp khách ngày Tết.

Người Việt có thói quen uống trà bất kể ngày lễ tết hay ngày thường. Vị ngọt của mứt dừa được kích thích thêm nhiều lần nhờ ly trà sen, trà nhài thơm phức hoặc đơn giản uống một chén trà mộc cũng đủ. Cả gia đình cùng quây quần với nhau thưởng thức món mứt dừa, uống vài ly trà đã có thể hâm nóng tình cảm.

Cách làm mứt dừa hiện nay khá đa dạng khi có thể biến tấu thành nhiều hình thức, màu sắc khác nhau. Trong đó bước chọn mua nguyên liệu, sơ chế cần hết sức lưu ý. Cụ thể cách làm như sau:

Chọn mua nguyên liệu làm mứt dừa

Nguyên liệu chính để làm mứt dừa gồm có dừa, sữa đặc có đường và đường trắng. Dừa để làm mứt cần phải chọn quả dừa non không có mùi lạ, màu trắng đục, không bị thâm đen. Những quả dừa có màu hoặc mùi lạ có thể là dừa đã để lâu nên biến chất.

Nếu như sử dụng loại dừa này để làm mứt thì mứt sẽ chuyển màu đen trông rất xấu mà còn không tốt với sức khỏe. Tùy thuộc vào loại mứt dừa được làm là loại nào mà bạn chọn loại tương ứng. Ví dụ như bạn muốn làm mứt dừa sợi hoặc mứt dừa viên thì nên chọn quả bánh tẻ hoặc hơi non một chút để đảm bảo độ cứng, độ dai vừa phải.

nguyên liệu làm mứt dừa
Dừa ngon có màu trắng đục, không mùi, màu lạ.

Khi đó việc tạo hình cho dừa sẽ dễ hơn. Loại dừa bánh tẻ có phần cùi không quá cứng. Khi thử bấm móng tay vào thì sẽ cảm nhận được độ giòn vừa phải. Phần cùi khi tách ra trắng ngân, không bị ngà ngà, màu lạ. Trường hợp bạn muốn làm mứt dừa non thái miếng thì phải chọn quả dừa non, phần cùi mềm, có độ dai. Tuy nhiên loại mứt dừa này hơi khó làm và yêu cầu cao hơn về kỹ thuật.

Nếu bạn muốn làm mứt dừa ngoài dừa trắng thì cần chuẩn bị thêm nguyên liệu khác tương ứng với màu muốn làm. Ví dụ như mứt dừa màu đỏ có thể dùng củ dền ép lấy nước, lá cẩm đỏ đun nước; mứt dừa màu xanh dương sử dụng hoa đậu biếc ngâm nước nóng; mứt dừa màu tím ép nước bắp cải tím hoặc thêm chút nước cốt chanh vào nước hoa đậu biếc… Như vậy nguyên liệu làm mứt dừa bao gồm:

  • 1 kg cùi dừa;
  • 60 ml sữa đặc có đường;
  • 500 gram đường trắng;
  • Nước ép màu (nếu muốn làm mứt dừa màu).

Sơ chế nguyên liệu

Cùi dừa sau khi mua về cần nạo sạch lớp vỏ màu nâu dính bên ngoài. Sau đó bạn cắt đôi quả dừa ra rồi bào thành sợi hoặc cắt viên nhỏ, thái miếng tùy sở thích. Dừa sau đó sẽ được cho vào chậu nước sạch ngâm khoảng 10 phút rồi rửa sạch khoảng 2-3 lần. 

sơ chế mứt dừa non

Như vậy dừa sẽ loại bỏ bớt dầu bên trong, giảm mùi dầu và cảm giác đầy bụng khi ăn. Nếu bạn muốn tăng độ mềm cho dừa, đặc biệt là dừa sợi thì có thể trần sơ với nước nóng. Dừa sẽ mềm mại, giảm lượng dầu hơn nữa so với việc chỉ ngâm nước. Các nguyên liệu pha màu tự nhiên cho mứt dừa cũng cần chuẩn bị trước.

Ướp đường cho dừa

ướp đường sữa cho dừa

Bạn cho đường, sữa đặc trộn cùng với dừa đã sơ chế. Nếu có nước màu chuẩn bị trước thì bạn cũng cho vào nguyên liệu để ướp lúc này. Bạn trộn đều nguyên liệu lại với nhau. Cách làm mứt tết chuẩn là ướp khoảng 30 phút để đường thấm đều vào dừa giúp hương vị thơm ngon hơn.

Bài viết: Lợi ích và công dụng của nước dừa đối với cơ thể

Sên mứt dừa

Sên mứt dừa

Khi đường ướp mứt dừa tan hết thì bạn có thể bật bếp, đặt chảo lên, cho dừa vào. Hãy sên dừa ở lửa lớn đến khi sôi rồi hạ lửa nhỏ kết hợp đảo đều tay để tránh dính đáy. Khi thấy nước đường gần hết, bạn thử so hai chiếc đũa, chạm vào rồi mở ra mà thấy kéo được thành sợi tức là dừa đã được. Khi đó bạn chỉ cần tắt bếp, đặt chảo xuống, đảo liên tục vài phút là đường sẽ khô, mứt dừa sẽ hoàn thành.

Bảo quản mứt dừa

bảo quản mứt dừa

Bạn nên đổ dừa ra khay, dùng bao tay đảo liên tục cho rơi bớt đường và giúp sợi dừa tơi hơn. Cách làm này cũng giúp giảm độ ngọt cho mứt dừa giúp những người ăn kiêng hoặc ăn nhạt cũng có thể thưởng thức. Khi dừa nguội, bạn nên cho vào túi zip, lọ sạch hoặc sử dụng máy hút chân không bảo quản trong túi hút chân không thực phẩm để tăng thời gian bảo quản.

2. Mứt gừng – Hương vị cay nồng cho mùa đông ấm áp

Nếu như mứt dừa sở hữu hương vị ngọt ngậy thì mứt gừng lại mang vị cay cay, ấm áp cho mùa đông. Đông y còn cho rằng ăn mứt gừng sẽ xua đi hàn khí, hơi ẩm của thời tiết đông xuân giúp hạn chế bệnh tật khi giao mùa. Cách làm mứt tết về cơ bản tương tự nhau nên chỉ cần biết 1 món có thể tự chế biến nhiều loại khác.

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu làm mứt gừng

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 1 kg gừng tươi, 2 quả chanh, 500 gram đường trắng. Bạn nên chọn gừng củ to, không bị thâm hỏng, không bị khô quắt. Củ gừng to khi cạo vỏ, thái miếng sẽ đẹp mắt, dễ làm hơn. Gừng vị cay nồng khá đậm nên cần phải luộc, rửa nhiều lần.

Cách làm mứt tết - Mứt gừng

Bạn đem gừng tươi gọt vỏ sạch, thái thành lát mỏng. Gừng thái lát càng mỏng thì càng nhanh khô. Sau đó bạn ngâm gừng trong nước khoảng 10-15 phút giúp phai bớt vị cay trước khi rửa nhiều lần. Tiếp đến bạn thêm nước xâm xấp mặt gừng rồi luộc khoảng 15 phút, vớt ra, rửa sạch với nước lạnh, để ráo nước.

Thực hiện luộc gừng lần 2. Lần luộc này tiến hành tương tự nhưng cho thêm nước cốt chanh vào. Khi nào nước sôi thì bạn tắt bếp, vớt gừng ra để ráo. Trường hợp bạn sử dụng gừng ta thì nên luộc khoảng 2 lần sau đó lần thứ 3 mới thêm nước chanh. Nước chanh sẽ giúp gừng trắng hơn khi hoàn thành.

Bài viết: Công dụng và cách pha chế chanh mật ong

Ướp và sên mứt gừng

Cách ướp và sên mứt gừng thực hiện tương tự với mứt dừa. Tuy nhiên cần lưu ý thời gian ướp mứt gừng lâu hơn, kéo dài khoảng 4 tiếng. Như vậy vị ngọt của đường mới thấm sau vào từng miếng gừng để át bớt vị cay vốn có. Mứt gừng hoàn thiện có màu vàng nhạt, bên ngoài phủ một lớp áo trắng bằng đường đẹp mắt.

3. Mứt sen – Hương vị thành kính dâng tổ tiên

Chẳng phải tự nhiên mà sen trở thành Quốc hoa của Việt Nam. Ý nghĩa về sự thanh tao, gần bùn mà chẳng hôi thanh mùi bùn thể hiện vẻ đẹp của loài hoa này. Hạt sen vì vậy cũng được sử dụng để chế biến mứt sen như cách để gửi biếu trưởng bối, dâng lên tổ tiên. Cách làm mứt tết từ hạt sen thực hiện như sau:

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Bạn có thể sử dụng hạt sen tươi hoặc hạt sen khô chế biến mứt sen đều được. Tuy nhiên thời điểm cận Tết thì đa phần nguyên liệu sử dụng là hạt sen khô vì sen tươi đã hết mùa. Nếu có thì hạt sen tươi cũng không ngon như khi vào chính vụ. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 1 kg hạt sen khô, 1 kg đường trắng, 10 gram vani dạng bột và 5 gram muối.

Cách làm mứt tết - Mứt hạt sen

Nếu làm bằng hạt sen khô thì lượng đường sử dụng là 600 gram cho 1 kg hạt sen. Hạt sen khô đem rửa sạch sau đó ngâm khoảng 4-6 giờ cho nở. Sau đó hạt sen sẽ tiếp tục được rửa nhiều lần với nước sạch trước khi cho vào luộc với 5 gram muối. Tính từ khi nước sôi thì bạn luộc khoảng 15 phút để hạt mềm và nhừ. 

Tùy vào loại hạt sen mờ thời gian có chút thay đổi. Vì vậy tốt nhất bạn dùng tay bấm thử để xem hạt đã chín chưa. Hạt sen tươi không cần ngâm trước nhưng phải lấy tâm sen và luộc theo cách tương tự. Khi hạt sen chín, vớt ra rửa lại bằng nước lạnh, để cho ráo nước.

Ướp và sên mứt sen

Cách ướp và sên mứt sen thực hiện tương tự như mứt dừa, mứt gừng. Thời gian ướp là 6 giờ. Khi sên mứt bạn thực hiện đảo nhẹ nhàng để tránh hạt sen bị vỡ, nát. Mứt sen thành phẩm có màu vàng, bên ngoài phủ đường mỏng, vị ngọt, chín mềm. Cách bảo quản các loại mứt này cũng giống nhau.

Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách tương tự với một số loại mứt như mứt khoai lang, mứt củ sen, mứt cà rốt, mứt đậu ngự… Những món mứt khác như mứt táo, mứt chanh dây, mứt phật thủ… phức tạp hơn khi yêu cầu phải phơi hoặc sấy khô, tẩm đường trước khi bảo quản.

Hy vọng cách làm mứt tết đã giúp Quý vị có thêm món ăn chơi hấp dẫn cho ngày Tết. SGE Việt Nam mong muốn có thể đồng hành cùng mỗi khách hàng chế biến những món ăn hấp dẫn ngày Tết bằng thiết bị chất lượng, tính năng tốt như máy xay thịt, lò nướng, lò sấy thực phẩm, máy trộn bột, máy hút chân không…

Xem thêm: Cách bảo quản thực phẩm tươi ngon trong những ngày lễ tết

Quý vị quan tâm có thể truy cập website https://sgeviet.vn/ của SGE Việt Nam sẽ có thông tin chi tiết về từng sản phẩm hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 để nhận tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *