Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng an toàn, tiết kiệm nhất

Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng được áp dụng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng nguyên liệu vẫn còn dùng được. Thế nhưng không phải dầu ăn nào đã qua sử dụng cũng có thể tái chế được. Cách tái chế dầu ăn như thế nào cũng cần hết sức chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh.

1. Khi nào thì có thể dùng loại dầu đã qua sử dụng

Dầu ăn sử dụng an toàn với sức khỏe nhất khi dùng dầu mới. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta vãn có thể tái chế dầu ăn đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí. Điều đầu tiên trước khi tái chế dầu ăn là kiểm tra xem có thể sử dụng hay không.

Người ta thường căn cứ vào điểm khói – nhiệt độ bốc khói và phân hủy hợp chất trong dầu ăn. Loại dầu nào có điểm khói cao thì càng có cơ thể tái sử dụng. Cụ thể điểm khói của một số loại dầu ăn thường dùng như sau:

  • Dầu đậu nành – 232 độ C;
  • Dầu bơ – 281 độ C;
  • Dầu hướng dương – 246 độ C;
  • Dầu cải – 204 độ C;
  • Dầu mè – 210 độ C;
Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng
Mỗi loại dầu ăn có nhiệt độ chế biến khác nhau.

Các phương pháp nấu nướng dùng dầu ăn thông thường có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ như các món xào chỉ cần mức nhiệt khoảng 120 độ C, món ăn chiên rán thường dao động khoảng 160-180 độ C, dầu ăn trong nướng lò trên 180 độ C. 

Như vậy đa số dầu ăn hiện đều có thể tái chế. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số món ăn có mùi vị nặng, thêm nhiều gia vị thì nên tránh tái chế. Nguyên nhân là bởi dầu ăn đã ám mùi của thực phẩm chiên, xào, nấu trước đó. Món ăn sau nấu bằng dầu tái chế sẽ có mùi ảnh hưởng đến hương vị món ăn. 

Mặt khác dầu ăn đã tái chế trên 2 lần thì không lên tiếp tục lọc đi lọc lại sử dụng nhiều lần. Trường hợp dầu ăn dù có màu vàng nhưng xuất hiện mùi hôi nồng hoặc đã để vài ngày cũng không nên tiếp tục tái chế để dùng.

2. Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng

Mục đích chung của các cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng đều giống nhau. Người ta sẽ áp dụng nhiều phương pháp để loại bỏ cặn, giảm bớt mùi thực phẩm đã chế biến có trong dầu ăn. Từ đó giúp dầu ăn được tái chế trong, sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếp theo. Một số phương pháp tái chế dầu ăn cơ bản như sau:

Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng 1
Lọc dầu qua rây hoặc giấy lọc là phương pháp đơn giản nhất.

2.1 Cách lọc dầu bằng giấy lọc dầu

Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất là sử dụng vải sạch hoặc giấy lọc dầu. Bạn chri cần cố định vải sạch, giấy lọc dầu trên rây, bên dưới có đặt bát sạch. Sau đó đổ dầu ăn cần tái chế vào. Dầu ăn sẽ chảy qua vải hoặc giấy lọc dầu, cặn bị giữ lại bên trên. Dầu ăn thu được sẽ trong, sạch. Nếu muốn loại bỏ bớt mùi hôi của dầu ăn có thể phủ ít trà xanh lên trên.

2.2 Cách lọc dầu bằng hành tây

Phương pháp lọc dầu bằng hành tây yêu cầu sử dụng nhiều vật dụng hơn. Bù lại cách làm này giúp dầu ăn thu được trong hơn, sạch hơn nhiều. Vật liệu cần chuẩn bị gồm có chai thủy tinh cổ nhỏ, giấy lọc dầu, phễu và hành tây. Các bước thực hiện như sau:

  • Cắt bỏ xuống, lột vỏ ngoài, rửa sạch rồi thái hành tây thành khúc.
  • Chiên sơ hành tây bằng lửa nhỏ với dầu ăn nhằm loại bỏ mùi hôi của cầu ăn và giúp tăng thời gian sử dụng.
  • Dầu ăn để nguội.
  • Cho giấy lọc dầu lên trên phễu, đặt cả hai lên miệng chai thủy tinh.
  • Đổ dầu ăn từ từ để loại bỏ cặn dầu, thu được dầu sạch.

2.3 Cách lọc dầu ăn bằng bột ngô

Cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng bằng bột ngô loại bỏ cặn khá nhanh. Bạn chỉ cần trộn 1 thìa bột ngô với 60 ml nước. Thêm hỗn hợp này vào trong 240 mldầu nguội hoặc dầu đun hơi nóng. Đun nhỏ lửa dầu ăn trên bếp đồng thời khuấy liên tục bằng thìa tới khi hỗn hợp tinh bột dần đông lại.

Quá trình này thường kéo dài khoảng 10-12 phút. Hõn hợp tinh bột sẽ hút hết cặn có trong dầu. Cuối cùng chỉ cần lọc dầu bằng rây lưới mịn có thể giúp dầu sạch, trong vắt. Dầu ăn đã lọc để nguội, bảo quản trong hộp thủy tinh kín.

Ngoài những phương pháp lọc dầu ăn thủ công người ta còn có thể dùng các loại máy lọc dầu chuyên dụng. Đặc biệt là những cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp thì thiết bị chuyên nghiệp sẽ lọc dầu sạch hơn, hiệu quả hơn với thời gian ngắn hơn.

Dầu ăn đã tái chế nên sử dụng ngay và không lọc lại nhiều lần.

3. Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng

Không thể phủ nhận các cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng giúp tiết kiệm cho người dùng. Tuy nhiên không phải cứ lọc đi lọc lại dầu ăn là có thể dùng được. Khi dùng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Dầu ăn chỉ nên dùng trong vòng 3 lần, trong đó lọc không quá 2 lần để tránh tình trạng biến chất.
  • Dầu chiên các loại thực phẩm mùi nồng như cá, dầu chiên chứa gia vị không nên sử dụng tiếp để chiên bánh, chiên khoai, rán trứng. Tốt nhất nên tách riêng từng loại dầu để không gây ra tình trạng lẫn lộn mùi vị.
  • Sau mỗi lần tái chế dầu sẽ dần mất đi độ ổn định nên cố gắng sử dụng hết hoặc không thêm dầu mới vào dầu tái chế. Như vậy sẽ giảm số lần tái chế dầu.
  • Dầu đã tái chế không nên để lâu mà cố gắng dùng càng nhanh càng tốt để tránh tình trạng ôi thiu.
  • Trường hợp dầu ăn còn lại ít thì tốt nhát nên bỏ đi, tránh tái sử dụng gây mất thời gian, tốn công sức.
  • Nếu dầu ăn đã xuất hiện khói đen thì không nên tái chế hoặc dùng tiếp.
  • Bình đựng dầu ăn tái chế khi bảo quản cần bọc kín, dùng giấy bạc lót miệng, tránh nước và ánh sáng mặt trời.
  • Tránh tái chế các loại dầu ăn không cùng nguồn gốc với nhau như dầu cải với dầu hướng hương hoặc dầu đậu nành với dầu gạo lứt…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp Quý vị hiểu rõ hơn về cách lọc dầu ăn đã qua sử dụng chính xác. Quý vị muốn tham khảo các mẫu máy lọc dầu chất lượng, các thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm? SGE Việt Nam hy vọng có thể đồng hành cũng mỗi khách hàng thông qua những sản phẩm tính năng tốt, giá phải chăng.

Quý vị quan tâm có thể tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm tại website của SGE Việt Nam qua https://sgeviet.vn/ hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *