Chất béo là gì? Vai trò lợi ích đối với cơ thể ra sao?

Chất béo là một yếu tố quan trọng bên trong cơ thể và được tích tụ chủ yếu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với nhiều người, chất béo lại là nguy cơ dẫn đến béo phì, tạo mỡ thừa hoặc là lý do của nhiều căn bệnh nguy hiểm như huyết áp hay cholesterol. Vậy thực chất thì chất béo là gì? Nó có lợi ích gì với cơ thể và sử dụng thế  nào cho hợp lý? 

1. Chất béo là gì?

Chất béo là những hợp chất hòa tan trong dung môi hữu cơ và không hòa tan trong nước. Theo thống kê trong mỗi gam chất béo sẽ cấp đến 9 calo. Và chúng bao gồm cả chất béo trung tính, este của glixerol và một số axit béo. 

Xét về mặt hóa học, chất béo là các este được tạo thành từ các axit béo,  được liên kết bởi cacbon, hydro và oxy. Hợp chất này có thể tồn tại ở cả dạng rắn và lỏng ở nhiệt độ phòng, tùy thuộc vào cấu trúc và thành phần của nó.

Chất béo có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào, vì chúng có ở màng tế bào và màng của các cơ quan bên trong tế bào: ti thể và nhân. Chất béo cũng đóng một vai trò lớn trong việc dự trữ năng lượng, điều hòa năng lượng và bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi sự biến động nhiệt độ.

2. Phân loại các loại chất béo

Chất béo đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể người. Có 3 loại chất béo bao gồm: chất béo không bão hòa; chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cụ thể:

Chất béo không bão hòa

Các loại dầu thực vật (dầu lạc, dầu ô liu), bơ, cá hồi và các loại hạt… chính là thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Việc sử dụng có thể làm giảm mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt giúp giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.

Chất béo được phân thành nhiều loại

Chất béo bão hòa

Các loại thịt, sữa, bơ hay pho mát, dầu dừa, dầu cọ… là thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Những thực phẩm này có xu hướng làm tăng cả cholesterol tốt và cholesterol xấu trong máu.

Chất béo chuyển hóa

Được tìm thấy trong bơ thực vật (làm từ đậu, ngô, v.v.), bánh ngọt, bánh quy, thực phẩm chiên giòn, v.v. Chất béo này có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe và đang bị loại trừ khỏi nhiều sản phẩm. 

Chất béo chuyển hóa, được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật, làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt. Vì vậy đây là loại chất béo cần hạn chế và loại bỏ.

Có chất béo tốt và chất béo xấu

3. Vai trò của chất béo đối với cơ thể con người

Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta và cơ thể chúng ta cần nó vì nhiều lý do:

  • Chất béo hỗ trợ tạo thành màng trao đổi chất
  • Sử dụng thực phẩm chứa chất béo giúp tạo ra mô, đặc biệt là mô thần kinh
  • Công dụng của chất béo còn có khả năng kích thích tố và các chất hóa học khác trong cơ thể
  • Chất béo cũng đóng vai trò tạo ra muối mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa
  • Hỗ trợ vận chuyển và hòa tan các Vitamin A, D, E và K đi khắp cơ thể

Tuy nhiên, chắc chắn rằng những loại chất béo này cũng có hại cho sức khỏe. Các axit béo bão hòa được biết đến là chất béo xấu vì chúng làm tăng cholesterol và góp phần gây ra bệnh tim.

Chất béo mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể con người

4. Chất béo tốt được tìm thấy ở những thực phẩm nào?

Dưới đây là liệt kê một số thực phẩm chứa chất béo. Qua đó giúp bạn có được cân nhắc phù hợp để bổ sung cho dinh dưỡng hàng ngày:

  • Bơ: Trong quả bơ có chứa hàm lượng chất béo khá cao lên đến 77%. Ngoài ra, bơ cũng chứa hàm lượng kali tương đối cao, là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. 
  • Phô mai: Phô mai có thể cung cấp canxi, vitamin B12, phốt pho, selen, protein và đặc biệt là chất béo. Chất béo trong phô mai chứa nhiều axit béo tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 
  • Sô cô la đen: Có thể bạn chưa biết trong socola đen có đến 65% lượng calo cần thiết mỗi ngày. Và việc ăn nhiều thực phẩm  này không gây hại mà ngược lại, nó còn giúp giảm huyết áp và bảo vệ cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa. 
  • Hạt chia: Trong 28 gam hạt chia có tới 9 gam chất béo, còn lại là chất xơ. Chất béo trong hạt Chia là omega-3, axit béo tốt cho tim mạch. 
  • Dừa và dầu dừa: Đây chính là nguồn cung cấp chất béo an toàn cho cơ thể. 
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt tuy là thực phẩm nhưng lại chứa hàm lượng chất béo cao và nhiều axit béo có lợi như Omega 3 rất tốt cho tim mạch. 

 

Bơ là loại quả chứa hàm lượng chất béo cao

5. Những lưu ý đối với chất béo

Chất béo là yếu tố quan trọng cũng như cần thiết cho cơ thể. Thậm chí kể cả khi đang thực hiện chế độ giảm cân, bạn cũng không nên cắt hoàn toàn chất béo trong thực đơn hàng ngày. Theo nguyên tắc, chúng ta nên nhận 30-35% năng lượng từ chất béo (10-15% từ protein và 50-55% từ carbohydrate).

Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe tim mạch), bạn nên thay đổi nguồn chất béo của mình với lượng phù hợp: 25% từ chất béo bão hòa, 50% từ chất béo không bão hòa đơn và 25% từ chất béo không bão hòa đa.

Trên thực tế, nên hạn chế tiêu thụ chất béo từ các bữa ăn với những thực phẩm như trứng và đặc biệt là thịt đông lạnh. Đồng thời tăng cường ăn nhiều dầu cá và dầu quả óc chó. Đây là những thực phẩm tăng cường chất béo rất tốt cho sức khỏe.

Cần cân nhắc liều lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày

Trên đây chính là những thông tin quan trọng cần biết về chất béo. Việc cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ không thể thiếu chất béo. Tuy nhiên hãy cân nhắc chọn lọc những thực phẩm chất béo tốt và cân đo đong đếm hàm lượng được nạp vào cơ thể mỗi ngày nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *