Chất tẩy trắng thực phẩm hiện đang được sử dụng tràn lan không kiểm soát dấy lên nỗi lo ngại cho người tiêu dùng. Chất tẩy trắng là gì? Liệu có được dùng chất tẩy trắng với thực phẩm không? Làm thế nào để nhận biết thực phẩm có hoặc không bị tẩy trắng?
Mục Lục
Chất tẩy trắng là gì?
Chất tẩy trắng hay hóa chất tẩy trắng có thể là dạng chất lỏng, dạng bột, dạng hạt hoặc dạng thuốc xịt. Loại hóa chất này đa phần được ứng dụng trong công nghiệp để tẩy sạch quần áo, vải. Một số khác được dùng để loại bỏ vết bẩn, dầu mỡ hoặc dung môi trên bề mặt cứng.
Tùy theo ứng dụng thực tế mà người ta phân loại chất tẩy trắng thành chất tẩy rửa, chất tẩy trắng vải, thuốc tẩy công nghiệp hoặc thuốc tẩy trắng thực phẩm. Trong đó điều mà người tiêu dùng e ngại nhất chính là các loại thuốc tẩy trắng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ xuất xứ đang được sử dụng tràn lan.

Chất tẩy trắng trong thực phẩm
Chất tẩy trắng thực phẩm là các hóa chất được sử dụng trong lĩnh vực chế biến, bảo quản thực phẩm. Đa số người tiêu dùng đều cho rằng đã là thuốc tẩy trắng thì đều nguy hiểm và cần tránh xa. Vậy liệu chất tẩy trắng có an toàn hay không?
Chất tảy trắng thực phẩm an toàn khi nào?
Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. PGS Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa giải thích rõ về vấn đề này. Theo ông Thịnh, chất tẩy trắng dùng đúng cách không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Nguyên nhân là bởi các chất tẩy trắng được cho phép có tác dụng nhất định với thực phẩm. Điển hình như sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn độc hại ngoài thực phẩm. Ngoài ra hóa chất này còn được dùng để sát khuẩn cho bao bì đóng gói thực phẩm. Ông Thịnh cho biết về một số chất có thể dùng trong đóng gói và sát khuẩn thực phẩm như Hydrogen Peroxide, Sunphua Dioxit, Sunphit Magie, Natri Oxit…
Điển hình nhất chính là oxy già – Hydrogen Peroxide rất lành tính vẫn được dùng để sát khuẩn y tế. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi chất tẩy trắng thực phẩm đều an toàn với sức khỏe người sử dụng, không độc hại. Chúng chỉ an toàn khi dùng đúng cách, không sử dụng trực tiếp và theo liều lượng đúng quy định.

Nguy hiểm khôn lường từ chất tẩy trắng thực phẩm
Về cơ bản thuốc tẩy trắng thực phẩm dù muốn hay không đều có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ths Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ Hóa học TP.HCM chỉ ra rằng các loại thuốc tẩy trắng trên thị trường đều là hóa chất công nghiệp bị cấm sử dụng ứng với các loại thực phẩm.
GS.TS Trần Văn Sung, Nguyên Viện trưởng Viện hóa học khẳng định, đã là thực phẩm thì sử dụng thêm hóa chất là không tốt. Đặc biệt là hóa chất axit photphoric và lưu huỳnh. Đây là hai loại hóa chất được sử dụng để tẩy trắng phổ biến nhất.
Vốn dĩ việc dùng lưu huỳnh tẩy trắng yêu cầu phải có quy trình công nghệ nghiêm ngặt, kiểm soát và kiểm tra kỹ lưỡng. Trong khi đó nhiều hộ kinh doanh lại sẵn sàng sử dụng các loại hóa chất một cách tràn lan để tẩy trắng từ dừa, bún, phở cho đến mực, su hào, bí…
PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đồng quan điểm và khẳng định không được phép sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để chế biến thực phẩm khi không kiểm soát được liều lượng và cách dùng.
Lạm dụng các loại hóa chất tẩy trắng có thể gây ra bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp, gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên. Thậm chí chất tẩy trắng thực phẩm còn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Cách nhận biết thực phẩm có sử dụng chất tẩy trắng
Không thể phủ nhận nhiều loại thực phẩm có màu trắng trông sẽ đẹp mắt và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thế nhưng chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ bị tẩy trắng thông qua công đoạn ngâm tẩm hóa chất. Tùy vào từng loại thực phẩm mà có thể phân biệt xem chúng đã bị tẩy trắng hay chưa.
TS Nguyễn Quang Tề, Trưởng phòng sinh học Thực nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cho biết về cách thức phân biệt hải sản bị ngâm tẩm hóa chất. theo đó các loại hải sản khi bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng sẽ có mùi tanh hôi đặc trưng.
Mua thịt của chúng nhão, không còn được săn chắc như khi còn sống. Người tiêu dùng có thể để chạm vào bề mặt của hải sản, gửi thử nếu có mùi khai hoặc mùi khó chịu thì không nên mua. Ví dụ như bạch tuộc tẩm hóa chất sẽ có màu trắng bệch, mùi lạ thay vì mùi tanh tự nhiên.
Mực đã ngâm tẩm hóa chất thường có màu trắng nõn nà, thịt nhão, đầu và thân của mực không còn tươi. Thậm chí đầu và râu mực còn bị rời khỏi thân. Đối với lòng lợn đã tẩy trắng thì màu sẽ trắng tinh thay vì màu trắng là hơi đục của lòng lợn tươi.
Chất tẩy trắng thực phẩm nguy hại với sức khỏe con người. Người tiêu dùng nên chọn mua những thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu chưa sử dụng đến có thể sơ chế và bảo quản bằng cách hút chân không, hàn miệng túi. Như vậy thực phẩm vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng vừa có thể để được lâu hơn.
Quý vị đang tìm kiếm những thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm chất lượng với giá phải chăng? Hãy đến với SGE Việt Nam cách truy cập website https://sgeviet.vn/ tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm hoặc liên hệ hotline 088 853 1616 để được tư vấn miễn phí nhé!