Đường là loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Nó xuất hiện trong mọi món ăn ngọt, gia giảm cho một số món ăn mặn. Vậy đường là gì? Đường làm bánh khác biệt gì với đường thông thường? Có các loại đường làm bánh nào?
Mục Lục
Đường là gì?
Đường là một loại gia vị sử dụng trong nấu ăn. Người ta gọi chính xác hơn với tên đường ăn là những hợp chất hóa học có dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydate. Chúng có vị ngọt dùng để nêm nếm tạo hương vị cho món ăn.
Đường có thể dễ dàng tìm thấy trong mô của hầu hết loại thực vật. Trong đó mật ong và hoa quả là nguồn cung cấp đường tự nhiên dồi dào mà không giới hạn. Các loại đường đơn giản được gọi chung là monosacarit gồm có fructose, glucose và galatose.

Đường hỗn hợp hay đường đôi hoặc disacarit tồn tại dưới dạng hai monosacarit liên kết với glycosid. Các chuỗi kết hợp dài hơn không được gọi là đường mà có tên polysacarit hoặc oligosacarit. Mặt khác có một số chất hóa học cũng có vị ngọt như rượu đường hoặc glycerol. Tuy nhiên chúng không được phân loại là đường.
Đường được sử dụng phổ biến với nhiều loại khác nhau. Đơn cử như đường sucrose có trong thốt nốt, mía hoặc củ cải đường thường được sản xuất thành đường tinh luyện. Maltose sản xuất từ hạt malting. Duy nhất chỉ có lactose là đường không có nguồn gốc thực vật mà có trong sữa.
Các loại đường thường được sử dụng trong việc làm bánh
Bánh kẹo nói chung là những món sử dụng đường nhiều nhất hiện nay. Thậm chí người ta có thể chỉ dùng hai nguyên liệu là đường và bột cũng đủ để tạo ra rất nhiều loại bánh khác nhau. Tuy nhiên không phải loại đường nào cũng giống loại đường nào.
Tùy vào từng loại bánh mà người đầu bếp sẽ quyết định loại đường với đặc điểm phù hợp. Hiện nay phổ biến nhất phải kể đến một số loại đường làm bánh như:
- Đường tinh luyện
Đường tinh luyện hay đường kính đều được gọi với tên tiếng Anh là White Granulated Sugar. Đây là loại đường phổ biến nhất hiện nay với hình dạng bên ngoài có dạng tinh thể màu trắng, kích thước hạt đường tương đối đồng đều, khô ráo, không bị vón cục. Đường tinh luyện được sản xuất từ cây mía với vị ngọt, không mùi, không vị lạ.
- Đường bột
Đường bột hay Powdered Suger, đường icing, đường làm bánh kẹo rất được yêu thích trong chế biến các món ngọt. Thực chất đây là đường cát xay nhỏ sau đó trộn thêm một chút bột ngô. Thành phẩm thu được là một loại đường mịn như bột, màu trắng, tơi xốp có thể làm kẹo, frosting, lên men cho bánh hoặc phủ ngoài cho các loại bánh, kẹo…
Bài viết: Công thức làm món Bánh bông lan bơ sữa thơm ngon, béo ngậy

- Đường trang trí
Đường trang trí Decorating sugar hay đường thô Coarse sugar là một. Chúng sở hữu ngoại hình bên ngoài dễ nhận biết do kích thước hạt đường khá to. Hạt đường còn to hơn so với đường tinh luyện. Do đặc điểm này nên đường thô thường được dùng như nguyên liệu làm một số loại bánh nướng ở nhiệt độ cao, làm kẹo hoặc pha thêm màu để trang khí bánh khi hoàn thiệt.
- Đường cát
Đường cát – Sanding sugar về cơ bản giống với đường tinh luyện hay đường trang trí. Điểm khác biệt của chúng là kích thước hạt đường lớn hơn so với đường tinh luyện nhưng nhỏ hơn so với đường thô. Vì vậy chúng cũng được sử dụng với mục đích trang trí là chính. Người ta sẽ thêm màu cho đường để phủ bên ngoài các loại bánh giúp thành phẩm lung linh hơn.
- Đường Turbinado
Đường Turbinado thực chất là một loại đường thô. Tuy nhiên khác với đường thô màu trắng, loại được này có bề mặt mật mía sau đó đem lọc nhỏ. Khi nhạt màu loại đường này có dạng tinh thể lớn như pha lô, lượng calo ít hơn nhiều so với đường cát hoặc đường tin luyện. Do vậy loại đường này thường được chế biến bánh hoặc đồ uống ít calo cho người muốn ăn kiêng.
- Đường nâu
Đường nâu – Brown sugar cũng sở hữu bề ngoài khác với đường cát, đường tinh luyện hay đường bột. Cái tên đã thể hiện được đặc điểm cơ bản của loại đường này. Đường nâu là đường cát thêm mật mía. Hiện có 2 loại: đường nâu đen – Dark sugar chuyên làm bánh có màu đậm hoặc gingerbread và đường nâu nhạt – light sugar làm bánh nướng, nước sốt hoặc lên men cho bột. Điểm hạn chế lớn nhất của loại đường này là dễ bị vón cục.
- Đường Supersine, Bar, Ultrafine, Caster Sugar
Các loại đường Supersine, Bar, Ultrafine, Caster Sugar về cơ bản không quá khác biệt. Chúng chỉ khác nhau về kích thước và đều nỏ hơn cả đường cát, đường xay. Vị nhẹ nhàng, tinh thể siêu nhỏ giúp tạo nên những món ăn tinh tế như bánh puddings, bánh quy meringues, mousses hoặc pha chế một số đồ uống lạnh.

- Đường nho
Đường nho có dạng tinh tế trắng, hạt khá mịn được dùng chủ yếu như một chất làm đông trong quá trình chế biến bánh.
- Đường dạng lỏng – nước đường
Đường dạng lỏng hoặc nước đường có hai loại. Một là các loại siro, mật xếp vào nhóm đường dạng lỏng như mật ong, mạch nha, mật mía, siro ngô, siro lá phong dùng chế biến một số loại bánh. Nước đường đa phần được dùng để làm bánh trung thu và chế biến từ đường.
Phân biệt các loại đường làm bánh
Đường làm bánh có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì đường làm bánh chỉ có 4 loại bao gồm đường kính, đường bột, đường nâu và các loại đường dạng lỏng. Nhiệm vụ của đường khi chế biến bánh đều hướng đến tạo vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn.
Không chỉ thế đường còn tăng độ mềm mịn cho kết cấu, giúp bánh ẩm hơn, giữ được chất lượng dinh dưỡng tốt hơn. Đường nâu còn tăng màu sắc đẹp mắt cho thành phẩm. Hiện nay người ta còn sử dụng một số loại đường ăn kiêng phục vụ nhu cầu eat clean của con người.

Đường làm bánh đều có kết cấu hạt mịn, bột hoặc dạng lỏng. Ngược lại một số loại đường khác không dùng để làm bánh như đường phèn, đường cục, đường mía, đường thốt nốt… Chúng có kết cấu cứng, kích thước lớn khó có thể tan hết khi chế biến bánh.
Nếu muốn dùng để làm bánh người ta phải mài nhỏ hoặc đun thành nước. Phương pháp này ảnh hưởng khá nhiều đến hương vị. Bản thân các loại đường làm bánh ứng dụng cũng khác nhau tùy từng đầu bếp và loại bánh, quá trình chế biến.
Những thông tin về các loại đường làm bánh hy vọng đã giúp quý vị hiểu rõ hơn để lựa chọn đúng khi nấu nướng. SGE Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng Quý vị với các thiết bị chế biến, bảo quản tính năng tốt, đa dạng chủng loại. Khách hàng có thể tìm thấy máy sấy, lò nướng cho đến máy trộn bột, máy ép chậm, máy chiên, máy hút chân không tại đây.
Quý vị quan tâm có thể tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm tại website https://sgeviet.vn/ hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 để được tư vấn miễn phí nhé!