Enzym và những kiến thức bạn cần có để chăm sóc cơ thể tốt hơn

Enzym giúp duy trì tốt hệ thống tại các hệ tiêu hóa, cơ bắp, thần kinh và các cơ quan khác. Vậy hợp chất này được định nghĩa cụ thể ra sao? Chúng thể hiện vai trò của mình như thế nào trong cơ thể chúng ta và được phân thành những loại nào?

Enzyme là gì?

Enzyme là gì
Sự kỳ diệu của enzyme

Enzym (Enzyme) hay còn gọi là chất xúc tác sinh học, có thành phần cơ bản là protein đóng vai trò quan trọng đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp và bổ sung thêm enzyme sẽ giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. 

Thực chất, enzym là một chất hoạt động như một chất xúc tác trong cơ thể sống, hỗ trợ điều chỉnh tốc độ diễn ra các phản ứng hóa học mà bản thân chúng không bị thay đổi trong quá trình đó.

Cách thức hoạt động của Enzym

cơ chế hoạt động của Enzyme
Cơ chế hoạt động của enzyme

Cơ chế hoạt động của enzym được chia làm ba giai đoạn với quy trình đó là, cơ chất sẽ liên kết với enzyme để hình thành phức hệ enzym. Sau quá trình này, enzym xúc tác phản ứng sẽ giúp biến đổi chất thành thành phẩm tạo thành phức hệ E-P và sản phẩm P sau đó được giải phóng. 

Tương tự các chất xúc tác khác, enzym không bị thay đổi hay xảy ra phản ứng tiêu thụ mà được tái chế để thực hiện nhiều vòng xúc tác. 

Enzym thường sẽ chỉ hoạt động trên một số cơ chất và trường hợp ngoại lệ một số chỉ hoạt động trên một cơ chất. Ngoài ra, một số enzym thể hiện tính đặc hiệu nhóm nhưng một số cũng thể hiện tính đặc hiệu lập thể. 

Bên cạnh những đặc tính trên, enzym thường làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng việc giảm năng lượng cần thiết để các chất phản ứng với nhau. Khi chúng mang các chất phản ứng với nhau thì sẽ không tiêu hao nhiều năng lượng di chuyển cho đến khi chúng tự va chạm ngẫu nhiên.

Bài viết: Glucozo là gì? Chỉ số glucose như thế nào là tiêu chuẩn

Phân loại Enzyme

Phân loại enzyme
Phân loại enzyme để xác định chính xác chức năng của từng loại

Việc phân loại enzym sẽ giúp nhấn mạnh chính xác và tổng quan cũng như mối quan hệ và những điều tương tự nhau của một loại enzym. Có 3 loại enzyme chính mà chúng ta nên hiểu rõ gồm:

  • Enzym chuyển hóa: Đây là loại enzym có chức năng sản sinh trong các tế bào và giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng chúng. Những năng lượng này đóng vai trò quan trọng giúp đầu óc chúng ta suy nghĩ, hít thở và chuyển động.
  • Enzym tiêu hóa: Enzym này có vai trò chủ yếu trong tuyến nước bọt, tuyến tụy, ruột non và dạ dày. Các enzym này hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thực phẩm tốt hơn.
  • Enzym thực phẩm: Enzym thực phẩm thường có trong thực phẩm tươi sống đưa vào cơ thể để phá vỡ các thức ăn và giúp enzym tiêu hóa thực hiện trọn vẹn vai trò của mình. Enzyme này đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của các loại vitamin và khoáng chất, trở thành các co-enzym để đảm bảo chúng hoạt động đúng chức năng. 

Chức năng của Enzim là gì? 

Enzyme có mặt ở hầu hết các bộ phận tiêu hóa và thể hiện vai trò đa dạng của mình trong hoạt động sống của toàn bộ cơ thể. Cụ thể:

Enzyme Protease

Cấu tạo của enzyme Protease
Cấu tạo của Protease

Khi mức độ tiêu hóa trong đường ruột thấp sẽ có thể gây viêm và chứng co thắt và sinh nhiều chất nhầy quá mức, thậm chí là bị chảy máu. Nhiều người đã mắc hội chứng không hấp thụ được gluten bẩm sinh, vậy nên việc bổ sung các Protease giúp cơ thể giảm bớt sự khó chịu đó.

Ngoài ra, những người cao tuổi bổ sung enzyme Protease này sẽ có lợi ích hơn để tăng tốc độ tiêu hóa protein hơn. Nhờ vậy, họ duy trì mức tuổi thọ cao với sức khỏe tốt hơn. 

Lipase

Enzym hỗ trợ tách biệt chất béo thành các axit béo đơn chính là Lipase. Nếu bổ sung Lipase vừa đủ sẽ thúc đẩy cơ thể tiêu hóa tốt chất béo hơn bình thường đặc biệt là ở người bị bệnh tuyến tụy. Thậm chí không bị tuyến tụy thì việc bổ sung Lipase vẫn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.

Một vai trò quan trọng hơn của enzym Lipase là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cơ thể thuận lợi hơn như vitamin D, K, Lutein, vitamin E hay axit béo Omega 3.

Các enzym tiêu hóa chất xơ

Enzym giúp tiêu hóa thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ tốt cho cơ thể nhưng enzym phụ trách xử lý chất này cần hoạt động tốt

Ăn nhiều thực phẩm tươi sống chứa Cellulose dễ gây chướng bụng và đầy hơi. Để ngăn ngừa các biến chứng không may xảy ra, bạn cần bổ sung ngay enzym tiêu hóa Cellulose như Phytase, Beta- Glucanase , Pectinase  hoặc Xylanase để có thể chuyển đổi Cellulose thành các phân tử nhỏ hơn và tăng hấp thu các hợp chất có lợi cho sức khỏe hơn trong các loại thức ăn từ thực vật.

Một số loại Enzym quan trọng trong cơ thể con người

Từng loại enzym sẽ có chức năng riêng

Dưới đây là một số enzym quan trọng đóng vai trò quyết định chất lượng sức khỏe của bạn:

1. Alpha – amylase

Enzym này khá phổ biến trong các sinh vật sống, trong hệ tiêu hóa con người và nhiều loại động vật có vú khác. Chúng được sản xuất bởi tuyến nước bọt với độ PH là 6.7-7.0

2. Pepsin

Nghe đến Pepsin chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc vì đây là một loại enzym có trong dịch vụ giúp phá vỡ các mảng thức ăn trong dạ dày. Ngoài ra chúng còn giúp tiêu hóa các protein trong thịt, trứng hay các sản phẩm từ sữa. 

Trong đường tiêu hóa, enzym Pepsin có tác dụng phân giải một phần protein thành các đơn vị nhỏ gọi peptit để hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu hoặc bị phân hủy thêm bởi enzym tuyến tụy. 

3. Lactase

Lactose được tìm thấy trong ruột non của động vật có vú, xúc tác sự phân hủy lactose thành đường đơn glucose và galactose. Người thời kỳ sơ sinh của một con người, lactase cực kỳ dồi dào. Chúng được ví như đường viên bàn chải và cực kỳ cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Chúng giúp tiêu hóa hoàn toàn sữa nguyên chất và nếu thiếu hụt lactase di truyền thì cơ thể không thể dung nạp lactose hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose. Đường lactose không được hấp thụ trong đường tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn lên men, sinh ra khí ở bụng và khiến bạn xót ruột.

Xem thêm: Lên men là gì? Lợi ích của việc lên men cho thực phẩm

Hiểu về enzym và chức năng chuyên biệt của từng loại sẽ giúp chúng ta “thấu hiểu” cơ thể và nhận biết được mình cần bổ sung chất gì và khi nào là tốt nhất để có được một cơ thể khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích ấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *