Gạo lứt là một trong những loại gạo được nhiều người tìm kiếm, sử dụng trong vài năm lại đây. Tất cả là do thành phần chứa nhiều nguyên tố vi lượng, sinh tố tác động hiệu quả đến cơ thể. Nhất là với những người có nhu cầu giảm cân. Loại gạo này có dinh dưỡng như thế nào? Cách bảo quản thế nào cho đúng?
Mục Lục
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt được gọi với nhiều tên khác nhau như gạo lật, gạo rần. Nhìn chung đây được hiểu là một loại gạo mới chỉ được xay để loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài. Lớp cám gạo bao bên ngoài hạt gạo được giữ nguyên. Do đó dưỡng chất trong gạo được giữ lại nhiều hơn.
Miền Nam còn gọi loại gạo này là gạo lức do đồng âm trong tiếng Việt. Xét về thành phần dinh dưỡng thì gạo lức vẫn chứa tinh bột, chất béo, chất xơ, chất đạm cùng hàng loạt vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng. Gạo lức được đánh giá cao nhờ thành phần dinh dưỡng chứa rất nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B3 và B6.
Các nguyên tố vi lượng bao gồm canxi, magie, sắt, kali, natri, flutathion…. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng cứ mỗi bát nhỏ gạo lức khi nấu thành cơm chứa đến 84 mg Magie. Nhờ thành phần dinh dưỡng này mà gạo lứt được sử dụng như một món ăn hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, ngừa bệnh tim mạch. Thậm chí gạo lức còn được sử dụng phổ biến trong chế độ dưỡng sinh, giảm cân.

Các loại gạo lứt
Ngày nay nhu cầu của thị trường với gạo lức tăng lên giúp sản phẩm đa dạng hơn. Người ta phân loại gạo lức dựa theo màu sắc hoặc đặc tính. Trong đó nếu phân biệt theo đặc tính thì có gạo lức tẻ và gạo lức nếp. Gạo lức tẻ có thể sử dụng để nấu cơm bằng cách ngâm trước khoảng 15-20 phút.
Gạo sau khi ngâm sẽ mềm ra và có thể nấu như gạo trắng bình thường. Hạt gạo khi chín không nở mà ăn hơi ráp, nhai kỹ có vị ngọt nhẹ. Gạo có màu trắng ngà nhờ lớp cám bao bên ngoài. Người ta chia gạo lức tẻ thành gạo lức tẻ hạt dài và gạo lức tẻ hạt tròn nhờ đặc điểm về hình dáng.
Trong khi đó gạo lức nếp lại bắt nguồn từ các loại gạo nếp phổ biến trên thị trường như gạo nếp hương, gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp than… Loại gạo này chủ yếu được dùng để sản xuất rượu nếp cái khi kết hợp với lòng đỏ trứng gà và chuối tiêu chín nhiều hơn là sử dụng trong mâm cơm gia đình. Ngoài phân biệt theo đặc tính, gạo lứt còn được chia theo màu sắc với:
- Gạo lức trắng sở hữu màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi ngả nâu vàng được ưa chuộng hơn cả. Loại gạo này phù hợp với mọi người và có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng bán gạo hay siêu thị.
- Gạo lức đỏ thường bị nhầm với gạo huyết rồng do đều có màu nâu đỏ đặc trưng. Tuy nhiên gạo lức đỏ khi bẻ đôi sẽ thấy phần lõi có màu trắng còn gạo huyết rồng toàn bộ là màu đỏ. Loại gạo này được trồng không thuốc trừ sâu phù hợp với người muốn ăn kiêng, làm đẹp hoặc người bị bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
- Gạo lức đen sở hữu màu tím than với hàm lượng đường cực thấp. Ngược lại lượng chất xơ và chất dinh dưỡng lại cực cao góp phần tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các nhà khoa học chỉ ra rằng gạo lức đen chính là siêu thực phẩm phòng chống ung thư và bệnh tim mạch.

So sánh gạo lứt và gạo trắng
Sở dĩ càng ngày càng nhiều người chọn mua gạo lức thay vì gạo trắng thông thường là do lợi ích về sức khỏe. Thực tế thì cả hai loại gạo này đều chứa protein, carbohydrate, chất xơ và gần như không có chất béo. Tuy nhiên gạo lức là ngũ gốc nguyên hạt với đầy đủ các phần trong hạt.
Cụ thể gồm lớp cám xơ bao bên ngoài, bộ phận mầm và nội nhũ bên trong. Ngược lại gạo trắng khi xay xát đã mất đi lớp cám, mầm. Những phần vô tình bị loại bỏ đó lại chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ cao nhất trong hạt gạo. Phần còn lại duy nhất là lớp nội nhũ lại chứa quá nhiều carb, nếu ăn nhiều có thể gây béo phì.
Nghiên cứu về dinh dưỡng giữa hai loại gạo này đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể gạo trắng sau khi xay xát chỉ còn lại khoảng 80% vitamin B1, 77% vitamin B3 và 90% vitamin B6. Chất cơ gần như bị mất đi toàn bộ còn khoáng chất mangan chỉ còn khoảng 50% so với gạo lứt.
Thậm chí nếu làm thí nghiệm với cùng một bát gạo nhỏ đem nấu thành cơm thì gạo lức chứa 84 mg magie. Bát gạo trắng trọng lượng giống vậy đem nấu cơm lại chỉ còn 19 mg Magie. Chất dầu đặc biệt trong gạo lức giúp giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, phòng chống bệnh tim mạch cũng bị mất đi.

Lợi ích của gạo lứt mang lại
Nghiên cứu cả về Đông y và Tây y đều cho thấy tác dụng của gạo lức với sức khỏe con người. Điển hình như một số lợi ích như sau:
- Giảm nguy cơ sỏi mật;
- Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh;
- Ngừa táo bón, giúp lợi tiểu, nhuận tràng, phòng bệnh đường ruột;
- Hỗ trợ kiểm soát đường trong máu, đặc biệt là với người bị tiểu đường;
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, nhất là ung thư ruột kết;
- Giảm cholestrol xấu trong máu, phòng bệnh mỡ máu;
- Giảm thiểu nguy cơ bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch;
- Củng cố và hoàn thiện hệ xương khớp;
- Duy trì vóc dáng, thể trong, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể;
- Hạn chế triệu chứng bệnh hen suyễn;
- …
Một số cách bảo quản gạo lứt

Tương tự các loại gạo khác, gạo lứt cũng có nguy cơ bị mối mọt, hỏng, biến chất nếu không bảo quản đúng cách. Đối với người tiêu dùng thì tốt nhất mua thành từng phần nhỏ, dùng hết mua tiếp hoặc mua gạo đã được hút chân không. Nếu mua với số lượng nhiều do nhu cầu sử dụng lớn thì nên bảo quản trong hộp chuyên dụng đã được lau khô, làm sạch.
Nơi để gạo cần đảm bảo thoáng mát, không gần thiết bị sinh nhiệt như lò nướng, nồi hấp, lò vi sóng… Các cụ ngày xưa còn thường cho vài tép tỏi đã lột vỏ vào trong thùng gạo để ngăn mối mọt. Tuy nhiên hiệu quả nhất là hút chân không, hạn miệng túi để loại bỏ hết không khí, vi sinh vật trong túi gạo. Khi đó gạo có thể giữ nguyên dưỡng chất, hương vị khoảng 1-2 năm.
Quý vị đang tìm kiếm thiết bị hút chân không bảo quản gạo và thực phẩm chuyên dụng? Hãy đến với SGE Việt Nam bằng cách truy cập website https://sgeviet.vn/ tham khảo thông tin hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 để nhận tư vấn miễn phí nhé!
SGE Việt Nam cam kết sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã chính sách bảo hành – bán hàng hấp dẫn, giá cạnh tranh cho mỗi khách hàng.