Giò lụa là món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ miền Bắc. Đến nay, giò (chả) lụa đã được phổ biến đến miền Nam và trở thành thực phẩm thường ngày. Món ăn này có công thức rất dễ làm, hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Bạn nên đầu tư thời gian và công sức để làm giò tại nhà, phục vụ bữa cơm hấp dẫn và bảo vệ sức khỏe gia đình.
1. Giò lụa là gì?
Giò lụa là món ăn được làm từ thịt heo cùng với các gia vị truyền thống của Việt Nam. Món ăn này có nguồn gốc lâu đời từ miền Bắc, sau này đã xuất hiện ở các vùng miền khác. Trước đây trong các mâm cơm cỗ ở miền Bắc luôn luôn phải có món giò này. Chúng trở thành món biểu tượng của người miền Bắc.
Giò lụa có hương vị thơm ngon, lại lành tính nên có mặt ở hầu hết các gia đình. Bạn có thể sử dụng món ăn này cho bữa cơm hàng ngày, các bữa tiệc tùng trang trọng hay bình dân. Giò lụa có vị thơm ngon, mịn, mềm rất đặc biệt.
Nguyên liệu chính để làm giò lụa là thịt nạc đùi hoặc thịt nạc thăn giã nhuyễn. Gia vị được sử dụng là hạt tiêu nguyên, nước mắm nguyên chất, vị đậm đà. Sau khi xay và trộn gia vị thì nguyên liệu được gói vào bên trong lá chuối và đem đi luộc chín. Giò chính cực kỳ chắc, có màu trắng đục, bề mặt có lỗ nhỏ, khi ăn giòn dai và vừa miệng vì đã có nước mắm nhưng có thể chấm thêm để tăng vị.
Giò lụa là món ăn được làm từ công thức đa dạng, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong tất cả các công đoạn. Mỗi một nguyên liệu được sử dụng đều phải đảm bảo vệ sinh và tươi nhất có thể. Thịt heo có tươi thì miếng giò lụa mới thành hình và mịn màng. Miếng thịt phải có cơ không còn động đậy mới có thể đâm nhanh, kéo dài thời gian sử dụng. Giò cũng cần gói trong lá chuối để lớp ngoài có màu đặc trưng.
2. Nguyên liệu làm giò lụa
Giò lụa là món ăn ngày nay khá quen thuộc, được nhiều người yêu thích. Vậy nguyên liệu làm giò lụa gồm những gì? Nguyên liệu chính để làm giò lụa là thịt heo nạc và nước mắm, ngoài ra còn có hạt tiêu. Cụ thể:
- Thịt heo: Bạn phải sử dụng thịt nạc tươi, vẫn còn độ ấm và có màu đỏ hồng ngon miệng. Thịt khi ấn vào phải còn độ đàn hồi, không bị nhão, còn chất mỡ ở giữa và đầu miếng thịt. Nếu thiếu mỡ, giò sẽ không có đủ độ kết dính và lỗ hổng nhiều, tạo cảm giác thiếu đẹp mắt.
- Nước mắm: Nước mắm sử dụng để làm giò lụa phải là mắm ngon, có vị đậm đà, sánh đặc và nguyên chất. Nước mắm cần có độ đạm phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng thông thường của cơ thể để tránh gây các tác dụng phụ.
- Hạt tiêu: Bạn có thể bỏ hoặc không, nhưng nếu cho hạt tiêu vào sẽ thơm hơn, khi ăn miếng giò có vị cay tê nhẹ nhàng nơi đầu lưỡi. Tiêu bạn không gãi hoặc xay nát mà phải dùng nguyên hạt hoặc chỉ tách đôi.
- Lá chuối: Công dụng của lá chuối là giúp giò không bị dính, lại kín nên giữ nguyên hương vị, đảm bảo giò lụa vẫn có mùi tự nhiên. Lá chuối thích hợp nhất là lá chuối tây, khi dùng gói giò sẽ tạo thêm một mùi hương đặc trưng.
Ngoài ra, tùy vào khẩu vị từng vùng miền mà trong giò lụa sẽ còn được bổ sung thêm nhiều gia vị khác. Bạn cũng có thể căn cứ vào nhu cầu, sở thích của gia đình mình để tự thêm các gia vị phù hợp.
3. Công thức làm món giò lụa không sử dụng hàn the
Giò lụa được rất nhiều nơi bán nhưng không ít người lo lắng về tính an toàn của chúng. Bởi không ít cơ sở sử dụng hàn the cho công thức làm giò. Nếu bạn cũng muốn làm một cây giò lụa an toàn tại nhà, hãy thử theo công thức sau.
Công thức cho món ăn truyền thống hấp dẫn này cực kỳ đơn giản, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ ở từng công đoạn. Nếu có thời gian, bạn nên tự thực hiện tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp với khẩu vị. Hiện nay trên thị trường tồn tại khá nhiều nơi bán giò lụa sử dụng hàn the có hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên hạn chế mua sắm ở những nơi không đáng tin cậy.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt heo nạc có một ít mỡ còn mới, đảm bảo có độ ấm và còn đàn hồi tốt.
- Bột bắp/bột năng để tạo độ mịn màng, giòn dai cho giò.
- Bột nở.
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, mì chính, đường, hạt tiêu.
- Nước đá thật lạnh.
- Sơ chế:
- Thịt heo rửa sạch và xay nhỏ, sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh 45 phút.
- Trộn bột nở, bột bắp cùng các gia vị khác lại với nhau.
- Cách làm giò lụa: Lấy thịt đã đông cho vào máy xay sinh tố cùng hỗn hợp gia vị và bột rồi xay thêm khoảng 30 giây. Sau đó, bạn cho nước đá vào máy xay và bấm thêm 15 giây, ngưng 1 phút để thịt nghỉ rồi tiếp tục xây thêm khoảng 15 giây. Thực hiện liên tục cho đến khi nước lạnh được xay hết và hỗn hợp chuyển qua màu hồng trắng nhạt, có độ dẻo cao và dính.
- Cách gói giò lụa: Bạn trải một tấm màng bọc thực phẩm lên thớt, sau đó kê khoảng 3 miếng lá chuối lên trên và đổ hỗn hợp vào giữa. Bạn nắm hai mép lá chuối và cả màng bọc rồi gói lại như gói bánh tét. Sau đó bạn lấy dây cột chặt lại để lá không bị bung, lăn tròn cho giò lụa lên hình dạng đẹp và mang đi hấp. Thời gian hấp là khoảng 40 phút kể từ khi nước sôi.
Giò lụa không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa tuyệt vời của người Việt Nam. Bất cứ người dân đất Việt nào cũng biết đến món ăn này và nếu được, bạn hãy học thêm cách làm nó. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn sẽ làm phong phú thêm bữa cơm nhà mình và an tâm về vấn đề vệ sinh.