Dầu dừa là chất lỏng chiết xuất từ trái dừa ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là ứng dụng trong ngành ẩm thực, dược phẩm và mỹ phẩm. Liệu có thể tự chế dầu dừa tại nhà không? Có những cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà đơn giản nào? Hãy cùng tham khảo nhé!
Sơ lược về tác dụng của dầu dừa
Dầu dừa sở hữu những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp với trê 90% chất béo bão hòa. Trong đó thành phần chính là những axit béo chuỗi trung bình MCFAs có tác dụng tốt với cơ thể con người. MCFAs dễ tiêu hóa, dễ hấp thu không cần qua tiêu hóa, mật hay enzyme tuyến tụy.
Vì thế dầu dừa tốt cho hầu hết người sử dụng, bao gồm cả những người bị bệnh tiểu đường, bệnh túi mật. MCFAs tăng cường trao đổi chất, tiếp năng lượng cho cơ thể. Kết hợp với đó là những vitamin và khoáng chất thiết yếu bổ sung qua dầu dừa.
Chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh, ngừa virus nguy hiểm. Không chỉ sử dụng trực tiếp, người ta còn có thể dùng dầu dừa như một loại kem dưỡng ẩm, nước tẩy trang hoặc kem ủ tóc.
Sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ hỗ trợ kéo dài tuổi xuân, da mịn màng, căng tràn sức sống, giảm thâm nám, khô nhăn. Tóc dùng dầu dừa để ủ tối đa 2 lần/ tuần sẽ suôn mượt, hạn chế khô, chẻ ngọn. Ngoài ra dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, làm trắng răng và vô số lợi ích khác cho con người.
Những cách làm dầu dừa nguyên chất
Đặc tính của dầu dừa là có thể chuyển đổi hình thái từ lỏng sang rắn và ngược lại khi có sự dao động của nhiệt độ. Mức nhiệt thấp hơn 25 độ C dầu dừa sẽ tự động chuyển sang thể rắn với màu trắng xốp đặc trưng như màu cùi dừa. Khi nhiệt độ tăng lên trên 25 độ C dầu dừa sẽ hóa lỏng. Bạn có thể lợi dụng đặc tính này để tự chế dầu dừa ngay tại nhà vừa vệ sinh vừa tiết kiệm chi phí.
Cách nấu dầu dừa nóng
Phương pháp nấu dầu dừa nóng lợi dụng nhiệt độ tách dầu khỏi cùi dừa. Bạn có thể sử dụng dừa tươi hoặc dừa già đã hong khô bớt đều được. Tuy nhiên dừa già sẽ chứa nhiều dầu hơn. Khi thực hiện cần lưu ý về quá trình sơ chế. Cụ thể bạn mua dừa về, bổ đôi dừa, đổ nước dừa ra cốc.
Phần cùi dừa tiến hành bào nhuyễn trực tiếp hoặc nạo vỏ áo màu nâu bên ngoài, thái miếng, cho vài máy xay sinh tố, thêm nước, xay thành hỗn hợp sánh. Trường hợp bào nhuyễn cũng phải thêm một chút nước, quấy thật đều hoặc ngâm cơm dừa tối thiểu 20 phút cho dầu dừa tiết ra ngoài.
Bạn tiếp tục sử dụng rây nhỏ hoặc khăn lọc để loại bỏ bã dừa, giữ lại phần nước sữa dừa. Phần nước sữa dừa có thể tách dầu theo nhiều cách:
- Tách dầu bằng chảo
Bạn cho nước sữa dừa cho lên bếp đun lửa to, khuấy đều liên tục đến khi dầu dừa cô đặc lại có màu vàng óng. Sau đó dùng khăn lọc lại dầu dừa cho vào hũ thủy tinh.
- Tách dầu bằng nồi cơm điện
Bạn cho nước sữa dừa vào nồi cơm điện, cắm điện, bật nút “cook” để đun sôi. Lưu ý mở nắp nồi và thỉnh thoáng khuấy đều để tránh dừa bị đọng phía đáy nồi. Sau khoảng 40 phút, nước dừa sệt lại sẽ tự tách dầu, bạn mở hờ nắp nồi và đun thêm khoảng 20 phút nữa. Dầu dừa sẽ cô lại có màu vàng là được. Bạn dùng rây hoặc khăn lọc dầu dừa cho vào hũ.
Cả hai phương pháp đều yêu cầu sử dụng hũ thủy tinh đã khử khuẩn, lau khô để chứa. Bạn đợi khi dầu dừa nguội thì bảo quản trong tủ lạnh là được.
Cách làm dầu dừa lạnh
Không giống với phương pháp làm dầu dừa nóng, cách làm dầu dừa lạnh không cần phải đun nấu. Nhờ đó tiết kiệm thời gian hơn. Mặt khác việc không đun nấu cũng hạn chế dưỡng chất trong dầu dừa bị bay hơi. Điển hình cho phương pháp này là hai cách thực hiện bằng máy ép hoặc máy xay.
Trước hết bạn cũng cần sơ chế dừa, nạo nhuyễn hoặc cắt miếng. Sau đó thực hiện như sau:
- Phương pháp tách dầu dừa bằng máy xay
Xay nhuyễn dừa đã thái miếng nhỏ với một ít nước để thu được một hỗn hợp nhuyễn. Lọc bỏ bã dừa, thu lại nước sữa dừa. Cho nước sữa dừa đã lọc vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 24 giờ. Sữa dừa tách lớp với dầu dừa. Trong đó dầu dừa nằm bên dưới. Bạn chỉ cần dùng thìa múc sữa dừa ra là sẽ thu được dầu dừa.
- Phương pháp tách dầu bằng máy ép
Dừa thái miếng đã sơ chế đem cho vào trong lò vi sóng sấy khô khoảng 4-8 giờ để loại bỏ hết hơi nước bên trong. Dừa khô sẽ được cho vào máy ép để ép lấy tinh dầu. Tốt nhất nên ép dầu khoảng 2-3 lần để đảm bảo lấy được toàn bộ tinh chất. Nước ép thu được cho vào ngăn mát tủ lạnh và thực hiện như phương pháp làm dầu dừa bằng máy xay. Bạn có thể sử dụng máy ép chậm để giữ gần như toàn bộ dưỡng chất.
Hy vọng nhũng cách làm dầu dừa trên đã có ích với Quý vị. Quý vị muốn tìm kiếm những thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm tốt, hiệu suất cao, giá thành rẻ? Quý vị muốn tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm? Hãy truy cập website https://sgeviet.vn/ hoặc liên hệ SGE Việt Nam qua Hotline 088 853 1616 để được hỗ trợ kịp thời, mua hàng giao tận nhà nhé!