Kim chi nói chung và kim chi cải thảo nói riêng là một trong những “Quốc hồn quốc túy” của nền ẩm thực Hàn Quốc. Món ăn tuy dân dã nhưng lại được đánh giá cao về hương vị, chủng loại và lợi ích với sức khỏe. Cách làm món kim chi cải thảo tại nhà có khó? Hãy cùng tham khảo chi tiết qua bài viết nhé!
Kim chi cải thảo
Kim chi cải thảo là một trong số nhiều loại kim chi có hiện nay. Hàn Quốc có nhiệt độ quanh năm khá lạnh. Vì vậy từ khoảng 3.000 năm trước người Hàn Quốc đã nghĩ ra phương pháp ủ cải thảo – một loại thực phẩm phổ biến tại đây vào mùa đông – với muối.
Cải thảo sau đó được ủ lên men trong thời gian dài và tạo thành món kim chi nổi tiếng đến tận ngày nay, đay cũng là phương pháp bảo quản thực phẩm được lâu dài hơn. Điểm đặc trưng của kim chi cải thảo nằm ở hương vị hòa trộn giữa chua – mặn và cay nồng kết hợp mùi thơm hấp dẫn, vị giòn sần sật. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo không thể thay thế của ẩm thực Hàn Quốc.
Đa số người nước ngoài chỉ biết đến kim chi cải thảo – phiên bản phổ biến nhất được muối chua cùng với ớt bột và những gia vị khác. Không thể phủ nhận đây là loại kim chi nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Thế nhưng kim chi cải thảo chỉ là 1 trong số tổng cộng 187 loại kim chi khác nhau có tại đây.
Ngoài cải thảo thì người Hàn còn sử dụng củ cải vàng, củ cải trắng, cà rốt cho đến dưa chuột, su hào… Bản thân việc dùng ớt bột thêm vào kim chi cũng chỉ phổ biến vào Thế kỷ XIX. Đây cũng là mốc thời gian quan trọng cho ra đời nhiều loại kim chi khác tại Hàn Quốc.
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách làm kim chi cải thảo có thể thực hiện nhanh ngay tại nhà. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- 2 cây cải thảo loại to, tươi ngon;
- 2 củ cà rốt;
- 2 củ hành tây;
- 130 gram hành lá;
- 120 gram hẹ;
- 2 quả táo;
- 100 gram tỏi;
- 1 củ gừng nhỏ (khoảng 20 gram);
- 100 gram tôm khô;
- 70 gram bột nếp;
- 120 gram ớt bột Hàn Quốc;
- 30 gram ớt bột Việt Nam;
- 50 ml nước mắm;
- 500 gram muối hạt;
- 1 ít mè rang sẵn;
- 1 ít muối và bột ngọt.
Quy trình làm kim chi
Quy trình kim chi cải thảo là sự tập hợp của nhiều bước khác nhau. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1 – Sơ chế cải thảo
Cải thảo sau khi mua về cần được sơ chế bằng cách cắt đôi thành 2 nửa. Mỗi nửa tiếp tục cắt đôi từ phần chân lên, tuy nhiên chỉ cắt đến một nửa, giữ lại một lửa phần có lá. Như vậy sau này bảo quản sẽ dễ hơn. Cắt đến hết cả 2 cây cải thảo theo cùng một phương thức. Sau đó:
- Cho khoảng 30 gram muối hột hòa cùng 1 lít nước lạnh cho tan;
- Cho cải thảo vào nước muối vừa pha, tát nước đều lên thân cải để nước muối có thể thẩm thấu vào bên trong.
- Cho cải thảo ra khay, tách từng bẹ cải ra, xát nhẹ và rải từng hạt muối vào bên trong. Phân gốc của cải thảo nên cho nhiều muối hơn so với phần lá vì phần này dày hơn.
- Thực hiện xát muối lần lượt cho đến hết cải thảo. Sau đó cho cải thảo đã xát muối vào thay nước muối vừa rửa trước đó ngâm trong thời gian tối thiểu 2 giờ. Nếu có thời gian thì có thể ngâm khoảng 4-5 giờ để muối thấm vào bên trong giúp quá trình lên men tốt hơn.
- Sau khi hết thời gian ngâm thì kiểm tra xem cải thảo có màu trắng đục, dai giòn và hơi mềm không. Nếu có tức là quá trình ngâm cải thảo đã thành công. Nếu chưa được thì phải tiếp tục ngâm thêm một lúc nữa.
- Đem cải thảo rửa trực tiếp dưới vòi nước khoảng 5-6 lần cho đỡ vị mặn. Mỗi lần rửa xong một phần cải thảo thì dùng tay vắt nhẹ để giảm lượng nước hoặc phơi 1 nắng tới khi cải thảo héo là được.
Bài viết: Các kỹ thuật bảo quản rau củ quả tốt nhất hiện nay.
Bước 2 – Chuẩn bị các gia vị làm kim chi cải thảo
Các nguyên liệu khác sẽ được sử dụng để làm gia vị tẩm ướp cho cải thảo khi làm kim chi. Cụ thể nguyên liệu được sơ chế như sau:
- Cà rốt gọt vỏ, cắt bỏ cuống, rửa sạch rôi xắt sợi mỏng hoặc bào sợi.
- Hành lá, hẹ bỏ lá già, lá hỏng, cắt gốc đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc có độ dài khoảng 5-7 cm.
- Táo rửa sạch, gọt vỏ cắt thành các miếng vuông nhỏ kích thước khoảng 1.5 x 1.5 cm.
- Tôm khô rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút cho mềm rồi vớt ra, để cho thật ráo nước.
- Hành tây bóc vỏ ngoài, cắt bỏ rễ, rửa sạch rồi cắt theo hình múi cau.
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt đôi hoặc cắt ba.
- Tỏi cắt chân, lột vỏ, rửa sạch.
Bước 3 – Nấu bột nếp làm kim chi cải thảo
Bạn bắc nồi lên bếp. Đổ vào nồi 500 ml nước, thêm 70 gram bột nếp vào khuấy đều liên tục để bột tan hết vào nước. Sau đó mới bật bếp và khuấy đều trên lửa vừa. Lưu ý cần khuấy đều bột để tránh bột bị vón cục hoặc dính dưới đáy nồi gây cháy bột. Khi nào bột chuyển từ trắng đục sang trắng trong rồi sánh lạnh thì tắt bếp, bắc ra ngoài đợi nguội mới dùng cho bước tiếp theo.
Bước 4 – Chuẩn bị sốt trộn kim chi cải thảo
Cho các nguyên liệu lần lượt gồm gáo, hành tây rồi đến gừng, tỏi. tôm khô, 3 gram bột ngọt, 50 ml nước mắm vào máy xay đa năng để xay nhuyễn. Nếu không thích ăn bột ngọt thì có thể bỏ qua.
Bước 5 – Trộn kim chi cải thảo
Chuẩn bị một cái âu hoặc thau rộng để trộn kim chi cải thảo. Bạn nên đeo bao tay, buộc gọn tóc nếu là nữ để đảm bảo an toàn vệ sinh. Các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm hành, hẹ, ớt bột, bột nếp, cà rốt, sốt trộn kim chi cho tất cả vào âu, trộn thật đều.
Tiếp tục cho cải thảo vào một âu khác rồi lấy một ít gia vị vừa trộn thoa đều vào trong từng bẹ cải. Thực hiện lần lượt cho đến khi hết cải thảo thì cuộn cho gọn xếp vào hộp thủy tinh hoặc hũ hành, hũ sứ đập nắp lại. Nhiều người sau khi hoàn tất bước này đã có thể thưởng thức.
Tuy nhiên kim chi cải thảo tốt nhất nên để len men để có vị chua – cay – mặn vừa đủ. Nếu thời tiết nóng ẩm thì dưới điều kiện nhiệt độ phòng có thể lên men trong 1 ngày. Thời tiết lạnh hơn thì có thể kim chi cải thảo cần lên mên 2-3 ngày.
Những lưu ý khi làm món này
Món kim chi cải thảo khi hoàn thành có thể rắc một ít mè rang lên trên để tăng vị thơm vùi. Thành phẩm cần có màu xanh xanh của hành – hẹ, màu đỏ của ớt bột phối cùng chút màu cam của cà rốt. Hương vị có mùi thơm đặc trưng của ớt cay và cải thảo.
Trong quá trình chế biến kim chi cải thảo cần lưu ý đến việc lựa chọn nguyên liệu. Cải thảo là một trong những nguyên liệu thường sử dụng chất bảo quản thực phẩm, thuốc trừ sâu nhiều nhất. Khi chọn mua nên tìm nguồn đáng tin hoặc mua cải thảo trồng hữu cơ.
Các cây cải cần đảm bảo có màu xanh nhạt mới đảm bảo độ tươi non. Cải thảo màu xanh đậm tức là đã già. Mỗi bẹ cải phải còn nguyên vẹn, không bị dập rách, úng lá hoặc bị sâu ăn nhiều. Các nguyên liệu khác cũng cần đảm bảo độ tươi thì kim chi khi hoàn thành mới ngon.
Cách bảo quản kim chi đúng cách
Kim chi cải thảo sau thời gian lên men nếu chưa ăn ngay mà vẫn để ở nhiệt độ thường hoặc nơi nóng ẩm sẽ tạo vị chua gắt. Vì vậy bạn nên bảo quản kim chi trong hộp kín để tránh vi khuẩn tiếp xúc tạo tình trạng nấm mốc. Hộp đựng trước đó nên khử khuẩn, làm khô.
Hộp kim chi chưa ăn đến nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu cẩn thận hơn nữa thì bạn có thể chia kim chi thành nhiều phần tùy theo nhu cầu khẩu phần. Sau đó cho vào túi hoặc hộp, hút chân không rồi bảo quản lạnh sẽ vừa giữ trọn chất dinh dưỡng vừa không bị biến vị.
Quý vị đang tìm mua các thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm chất lượng? Điển hình như làm kim chi cần máy xay, máy hút chân không, túi hút chân không… Quý vị chưa biết địa chỉ cung cấp nào uy tín với mức giá tốt, chính sách hậu mãi hấp dẫn?
Hãy đến với SGE Việt Nam bằng cách truy cập website sgevietnam để tham khảo thông tin từng sản phẩm nhé.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn 24/7 cho mỗi khách hàng.