Lá dứa là một trong những nguyên liệu quen thuộc cho các bà nội trợ. Chúng còn được gọi với các cái tên khác như lá thơm, lá dứa nếp… Chúng được dùng vào rất nhiều món ăn khác nhau nhằm tạo mùi thơm, màu sắc. Ngoài ra, chúng còn mang đến cho người dùng những lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Vậy chúng được dùng để làm gì, có tác dụng ra sao?
Mục Lục
Lá dứa – nguyên liệu quen thuộc của những căn bếp Việt
Cây lá dứa hay còn được gọi là cây lá nếp. Chúng là dạng cây thân thảo, dễ chùm và có hình thái khác hoàn toàn so với cây dứa ăn quả chúng ta thường thấy. Cây lá nếp này thường phát triển mạnh ở vùng đất ẩm, lá thuôn dài, mềm và không có răng cưa, có màu xanh lục ở cả 2 mặt, có chiều dài 30 – 40cm, rộng khoảng 4cm. Đặc biệt, lá có mùi thơm nhẹ khi vò.

Cây lá thơm cho thu hoạch lá quanh năm, thông thường sẽ chọn các loại lá bánh tẻ. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nấu ăn, nấu nước uống, làm bánh, nguyên dược liệu…. Chính vì thế, người Việt rất ưa chuộng loại lá dứa thơm này.
Lá dứa có tác dụng gì?
Lá dứa không chỉ là nguyên liệu dùng trong các món ăn, món bánh hay nấu chè mà chúng còn được sử dụng với nhiều mục đích tốt cho sức khỏe. Vậy chúng có tác dụng gì? Một vài tác dụng nổi bật nhưng ít ai biết về lá nếp này có thể điểm qua như sau:
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hỗ trợ trong điều trị các bệnh về xương khớp, thấp khớp
- Lá dứa được sử dụng như bài thuốc xông hay uống hỗ trợ giải cảm, hạ sốt đầy hiệu quả
- Tốt cho tinh thần, giúp tâm trạng thoải mái, giảm lo âu nên hay được dùng để uống trà mỗi ngày
- Hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng chống các bệnh về huyết áp hiệu quả.
Nói chung, lá dứa rất tốt cho sức khỏe, bởi chúng chứa nhiều chất xơ, nước, các khoáng chất như: Glycoside, Alkaloid, Flavonoid. Đây đều là những chất rất tốt cho sức khỏe của con người.
Bên cạnh tác dụng đối với sức khỏe, chúng còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món chè, món bánh hay nấu ăn hàng ngày. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho mình những lá dứa khô để dùng là hoàn toàn cần thiết.
Lá dứa thường được sử dụng vào việc gì?
Lá dứa mang mùi thơm nhẹ, màu xanh đặc trưng vì thế chúng được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Một vài ứng dụng của lá dứa phổ biến nhất có thể kể đến như:
Dùng làm nguyên liệu tạo màu, mùi trong nấu ăn
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất chính là lá nếp được dùng trong chế biến các món ăn, món bánh như: nấu xôi, bánh bao, bánh đúc, thạch, nấu chè…. Bởi lá dứa có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu và một màu xanh lam rất đẹp.

Cách dùng rất đơn giản, lá dứa được rửa sạch, giã nhuyễn (hoặc xay) lấy nước cốt. Tùy từng mục đích sử dụng khác nhau mà có thể trộn hoặc hòa vào nước ngâm nguyên liệu chính.
Nếu bạn thường xuyên dùng lá dứa trong nấu ăn, làm bánh có thể xay ép lấy nước cốt để tiện hơn khi dùng mỗi ngày.
Dùng lá dứa để hãm trà – giảm cân và tạo sự thoải mái, giảm lo âu
Một tác dụng rất tốt của lá dứa chính là giảm cân, giảm lo âu. Chính vì thế, chúng được dùng như một món nước uống hàng ngày được ưa thích. Với mùi thơm nhẹ, nước màu xanh đẹp vô cùng hấp dẫn.

Cách dùng đơn giản, bạn lấy lá dứa phơi khô để dùng dần. Mỗi lần hãm trà nên dùng 10g lá dứa khô, cho vào pha như pha trà cùng nước sôi. Bạn có thể uống hàng ngày hoặc uống sau bữa ăn. Điều này giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, no lâu. Dùng lá dứa sau ăn sáng sẽ cho bạn cảm giác sảng khoái, giảm lo âu và tăng sự tập trung.
Dùng lá dứa như một phương pháp làm đẹp tóc
Một ứng dụng tuyệt vời của lá dứa được nhiều chị em vô cùng yêu thích chinh là làm đẹp tóc, trị gàu. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 10 lá nếp tươi, xay nhuyễn, sau đó trộn cùng 300ml nước. Lúc này, bạn thoa đều hỗn hợp lên tóc, ủ tóc với nước lá dứa khoảng 30 phút sau đó gội sạch với dầu gội.
Lúc này, tóc sẽ trở lên suôn mềm như ủ dầu dưỡng và đặc biệt trị gàu, trị ngứa cực hữu hiệu. Bạn có thể sử dụng chúng mỗi ngày, hoặc 3-4 lần/1 tuần. Mái tóc bạn sẽ được cải thiện rõ ràng.

Dùng lá dứa trong chữa bệnh
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra dùng lá dứa rất tốt cho sức khỏe. Chúng có thể dùng để chứa không ít bệnh thường gặp như giải cảm, tiểu đường, xương khớp… Một số bài thuốc cụ thể như:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bạn chuẩn bị 20g lá dứa khô, cho vào nấu cùng khoảng 500ml nước. Bạn cũng có thể hãm chúng như hãm chè tươi. Dùng nước lá dứa uống hàng ngày thay nước lọc để giúp ổn định đường huyết.
Bài thuốc hỗ trợ bệnh thấp khớp
Bạn dùng khoảng 10g lá dứa (tương đường 3-4 lá dứa tươi loại vừa), chuẩn bị thêm dầu dừa nguyên chất.
Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ trộn cùng dầu dừa và sao khô trên chảo. Bạn nên sao nhỏ lửa khoảng 5 – 10 phút, chú ý đảo đều tay để tránh bị cháy.
Bạn để ra ngoài, dầu nguội sẽ dùng để thoa nên chỗ đau, sưng. Bạn nên thực hiện ngày 3-4 lần sẽ thấy rõ hiệu quả.
Bài thuốc lá dứa lợi tiểu, giải nhiệt
Lá nếp là loại lá có tính mát, thanh nên được sử dụng giải nhiệt, lợi tiểu cực tốt. Bạn chỉ cần dùng chúng hãm trà mỗi ngày với 10g lá khô cho 500ml nước. Nước lá dứa có thể thêm đường phèn, đảm bảo uống ngon mà rất tốt.
Bài thuốc xông lá dứa giải cảm
Lá dứa dùng giải cảm lạnh cực hữu hiệu, bạn sẽ dứt cảm chỉ sau 3 ngày áp dụng. Cách đơn giản bạn chuẩn bị 1 nồi lá xông gồm lá dứa, tía tô, kinh giới, hương nhu, xả, gừng… Nấu sôi khoảng 5 phút, sau đó dùng chăn mỏng chùm kín với nồi xông còn nóng. Bạn sẽ thấy vô cùng dễ chịu sau khi xông xong.
Nói chung, lá dứa được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, muốn được an toàn và phát huy tác dụng cao nhất, bạn phải có những lưu ý cụ thể khi dùng.
Những công thức ép lá dứa để uống tốt cho sức khỏe
Thông thường chúng ta có thể sử dụng nước lá dứa khô, tuy nhiên nhiều người cho rằng lá dứa tươi ép sẽ tốt hơn. Một vài công thức bạn có thể tham khảo được kể đến như:
1. Ép lá dứa nguyên chất
Trà lá dứa này sẽ giúp bạn vô cùng dễ uống. Cách làm đơn giản gồm:

Nguyên liệu chuẩn bị
- Lá dứa: 4-5 lá, nếu lá to chỉ cần khoảng 3 lá
- Đường: tốt nhất nên dùng đường phèn và chuẩn bị tùy vào sở thích
- Nước
- Đá viên
Cách thực hiện
- Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ
- Bạn dùng ½ số lá dứa cho vào máy xay nhuyễn, cho thêm nước khi xay. Bạn lọc lấy nước cốt ra một chiếc cốc sạch.
- Dùng ½ phần lá dứa còn lại, cho thêm đường, 250ml nước đun sôi nhỏ lửa tầm 5 phút.
- Bạn tiếp tục lọc phần nước lá dứa đã đun sôi cùng đường, cho tiếp phần cốt lá dứa say vào đun sôi.
Để nguội, thêm đá và thưởng thức. Đảm bảo bạn sẽ có ly nước lá dứa giải nhiệt mùa hè cực ngon.
2. Trà xanh lá dứa

Đây là thức uống được rất nhiều người yêu thích bởi mang một hương vị thơm nhẹ khó quên. Cách làm đơn giản như sau:
Dùng 2 lá dứa loại vừa, 1 nắm chè xanh hoặc trà túi lọc.
Lá dứa rửa sạch, vò nhẹ cho ra hương thơm. Chè xanh cũng rửa sạch.
Cho lá dứa, chè xanh hoặc trà túi lọc vào hãm cùng 300ml nước sôi, để tầm 5 phút bạn sẽ có được ly trà vô cùng đặc biệt.
3. Nước đậu xanh lá dứa
Thức uống đang rầm rộ HOT trên mạng hiện nay chính là nước đậu xanh lá dứa. Một thức uống vừa bổ dưỡng, đẹp dáng, giảm cân được nhiều người yêu thích. Giờ đây bạn có thể tự tin làm tại nhà với hướng dẫn cụ thể như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Đậu xanh: 250gr
Lá dứa: 5-6 lá
Đường, nước lọc.
Cách thực hiện
- Đậu xanh bạn đãi thật sạch. Ngâm đậu với nước lạnh khoảng 2 tiếng cùng một chút muối cho đậu mềm.
- Rửa sạch đậu đã ngâm, sau đó cho đậu vào đun sôi thật mềm.
- Cho đậu đã mềm vào xay nhuyễn, sau đó thêm nước vừa đủ (khoảng 400ml).
- Lá dứa, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho lá dứa, đậu xanh đã xay vào nồi, thêm chút đường và đun tầm 20 phút. Bạn dùng rây lọc bỏ bã, có ngay ly nước đậu xanh lá dứa màu đẹp, mùi thơm, giải nhiệt cực tốt.

Những lưu ý khi sử dụng lá dứa
Lá dứa rất tốt nhưng cũng giống như nhiều loại thực vật khác chúng cần được sử dụng đúng cách. Một vài lưu ý bạn cần ghi nhớ để đạt hiệu quả cao khi dùng lá nếp có thể kể đến như:
Luôn đảm bảo dùng đúng – đủ
Bạn không nên vì lá dứa tốt, hỗ trợ chữa bệnh mà dùng chúng thật nhiều. Bởi việc lạm dụng quá nhiều có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng tiêu hóa.
Bạn chỉ nên dùng không quá 30g lá dứa khô cho việc uống hàng ngày. Không nên dùng quá 20 lá dứa tươi cho mọi mục đích sử dụng mỗi ngày.
Luôn đảm bảo độ sạch và an toàn của lá
Cây lá nếp rất dễ trồng tuy nhiên không phải ai cũng có thể trồng chúng. Nếu mua hãy chọn mua tại nơi uy tín, đảm bảo không tồn dư chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu.
Lá cần làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, trứng ấu trùng và các lá dập, úa. Lá khô phải được sấy và bảo quản đúng cách.

Lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ không phải thuốc chữa bệnh
Có rất nhiều người “thần thánh” lá dứa mà quên đi vai trò của bác sĩ. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi bệnh có thể nặng thêm. Bạn nên biết kết hợp giữa tác dụng của lá dứa và phác đồ điều trị để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về lá dứa – một nguyên liệu quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Bạn cần biết cách chọn cũng như sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất khi dùng.