Cây cỏ ngọt là một trong những loại thực phẩm đang được nhiều người lựa chọn để thay thế cho đường. Loại cây này có đặc điểm như thế nào? Lợi ích khi sử dụng ra sao? Cần chú ý những gì để đảm bảo quá trình sử dụng an toàn?
Mục Lục
Cây cỏ ngọt là loại cây gì?
Cây cỏ ngọt – Stevia Rebaudiana hay gọi tắt với tên cây stevia, cỏ ngọt, ở mặt hoa cúc ngọt được biết đến như một loại thực vật có khả năng làm ngọt tự nhiên thông qua lá. loại cây này không chứa calo nhưng lại sở hữu vị ngọt cao hơn gấp khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường.

Vì vậy nhiều người đã sử dụng cỏ ngọt để thay thế cho đường với mục đích giảm cân hoặc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cỏ ngọt là một loại dược liệu lâu năm với kích thước nhỏ. Cây trưởng thành chỉ cao khoảng 100cm, phần gốc sẽ bắt đầu khóa gỗ từ 6 tháng tuổi.
Bộ phận được sử dụng để tạo vị ngọt chính là lá cây. Lá cỏ ngọt rộng khoảng 15 đến 30mm, dài 30 đến 60 m với hình mũi giác mặt đối xứng, mép là có răng cưa. Vị ngọt tập trung nhiều nhất ở lá. Thậm chí lá cây sau khi phơi khô vẫn có thể giữ được vị ngọt.
Cây cỏ ngọt xuất hiện vào Việt Nam thông qua hình thức di thực từ năm 1990 sau đó dần phổ biến hơn ở nhiều tỉnh thành. Ngày nay người ta chủ yếu thu hoạch búp non và lá cỏ ngọt để làm thuốc. phần lá già hoặc là đã bị hư hại không được sử dụng do có ảnh hưởng đến dược tính. Sau khi thu hoạch thì lá phải được sấy khô trong nhiệt độ khoảng từ 30 đến 40 hoặc phơi nắng.
Công dụng, lợi ích của cây cỏ ngọt
Ngày nay cỏ ngọt được sử dụng phổ biến hơn là do những tác dụng đối với sức khỏe. Nhiều ghi chép đông y cho thấy cỏ ngọt có vị ngọt, đem đến tác dụng hiệu quả trong hạ đường huyết, tiêu khát, lợi tiểu. Đông y thường sử dụng cỏ ngọt để điều trị chứng bí tiểu, thông tiểu, chảy máu chân răng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Y học hiện đại chứng minh được cây cỏ ngọt chứa nhiều thành phẩm tốt cho cơ thể. Điển hình như protein, glycoside, steviol, rebaudioside, stevioside, chất béo và carbohydrate. Đây là những thành phần từ tự nhiên, lành tính và không gây tác dụng phụ cho cơ thể con người.
Độ ngọt của cỏ ngọt có thể cao hơn từ 250 đến 300 lần so với đường mía. Tuy nhiên nhờ độ pH ổn định, chất ngọt không bị nhiệt phân, không bị các loại vi khuẩn hoặc nấm men tấn công nên an toàn với người. Ngày nay người ta sản xuất hàng loạt với mục đích làm phụ gia thực phẩm để hỗ trợ giảm cân hoặc gia vị trong thực đơn của người ăn kiêng.
Trong điều trị bệnh, cỏ ngọt có tác dụng đáng kể hỗ trợ cải thiện triệu chứng đái tháo đường, kích thích ăn ngon, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn ngọn còn được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Cách ăn Stevia an toàn và lành mạnh
Ứng dụng phổ biến ngoài làm dược liệu của cây cỏ ngọt chính tạo chiết xuất đường stevia. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận chiết xuất Steviol Glycoside trong cỏ ngọt an toàn khi sử dụng không quá 4mg mỗi ngày.

Tùy thuộc vào từng đối tượng mà lượng sử dụng có sự thay đổi cho phù hợp. Trong đó cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh tự ý kết hợp thuốc Tây hoặc dược liệu với cỏ ngọt khi chưa có chỉ dẫn từ người có chuyên môn. Nếu kết hợp không đúng thành phần của các loại thuốc có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng rất lớn với sức khỏe.
- Cỏ ngọt lành tính nhưng tránh sử dụng quá nhiều bởi sẽ gây ảnh hưởng khi điều trị bệnh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ, người ốm yếu nên sử dụng cỏ ngọt dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
- Khi sắc cỏ ngọt nên sử dụng dụng cụ bằng sứ, tránh dùng đồ kim loại bởi chúng sẽ tạo phản ứng hóa học.
- Nghiên cứu cho thấy cỏ ngọt tuy không có calo nhưng lại ảnh hưởng đến số lượng lợi khuẩn có trong đường ruột. Chúng có thể làm giảm lợi khuẩn hoặc kích thích người dùng ăn nhiều hơn vào cuối ngày. Nếu không hạn chế thì thay vì giảm cân, cỏ ngọt có thể gây béo phì.
Hy vọng những thông tin vè cây cỏ ngọt đã có ích với Quý vị. Quý vị đang tìm kiếm thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm, dược liệu có thể đến với SGE Việt Nam bằng cách liên hệ Hotline 088 853 1616 để nhận tư vấn miễn phí nhé!