Nấm là gì? Lợi ích và món ngon từ các loại nấm ăn được

Các loại nấm ăn được rất đa dạng về chủng loại, hương vị cũng như cách chế biến. Không chỉ thế nấm sở hữu nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn phù hợp với đa số người sử dụng. Vậy nấm là gì? Những loại nấm nào có thể ăn được? Lợi ích mà nấm đem lại cho con người thế nào?

Nấm là gì?

Nấm là tên của một loại thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia. Thế nhưng nếu xét đến cùng thì nấm là tên gọi chung của những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng với thành tế bào tạo ra từ kitin. Đa số nấm phát triển dưới hình thức sợi đa bào còn gọi với tên sợi nấm.

Một số ít phát triển theo hình thức đơn bào. Người ta phân loại nấm thành nấm mốc, nấm men và nấm thể quả hay nấm lớn. Trong đó các loại nấm ăn được thộc phân khúc nấm lớn. Nấm lớn gồm có hai loại nấm ăn được sử dụng làm thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh và nấm độc. 

nấm là gì
Nấm ăn được thuộc nhóm nấm lớn (nấm thể quả).

Nấm ăn được là thực phẩm phổ biến xếp vào nhóm ra sạch giàu dinh dưỡng. Thậm chí người ta còn cho rằng thành phần dinh dưỡng trong nấm hoàn toàn có thể thay thế cho thịt cá hoặc các nguồn dược liệu quý. Giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, giá bình dân chính là ưu điểm của loại thực phẩm này.

Các loại nấm ăn được tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều loại nấm khác nhau. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể ăn được. Một số trong đó có độc và nhiều loại nấm thậm chí còn chưa thể xác định có độc tính hay không. Đa phần chuyên gia khuyên người dùng nên cẩn trọng với những loại nấm lạ sở hữu màu sắc sặc sỡ. Bù lại con người cũng có nhiều lựa chọn với các loại nấm ăn được như:

  • Nấm kim châm hay nấm giá, nấm kim chi có màu vàng nhạt hoặc trắng mọc thành cụm khá đều nhau. Nấm kim châm khi chín có vị ngọt nhẹ, thơm, mềm, dai mà giòn nên thường được dùng để nhúng lẩu.
  • Nấm rơm có màu xám, trắng xám hoặc xám đen sinh trưởng tự nhiên hoặc nuôi trồng từ rơm rạ.
  • Nấm tai mèo hay mộc nhĩ, nấm mèo giống với hình tai người có màu từ nâu đến sẫm. Một số nơi còn có mộc nhĩ trắng. Chúng thường mọc trên những thân cây mục, kết cấu như cao su nên thường được chế biến thành món ăn khác nhau.
  • Nấm hương phổ biến trong ẩm thực Việt Nam còn được gọi với tên nấm đông cô. Loại nấm này có màu nâu sậm, đường kính từ 4-10 cm, chân trụ đính ở giữa tai với mùi thơm rất riêng.
  • Nấm mỡ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và châu Âu khi chưa trưởng thành có màu trắng hoặc nâu. Loại nấm này có mùi vị thơm ngon nên được tiêu thụ nhiều nhất trong số các loại nấm ăn được. Đặc biệt chúng còn có thể ăn sống.
  • Nấm hầu thủ hay nấm đầu khỉ có hình bầu dục hoặc hình cầu. Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm với tua dày rủ xuống như đâu khỉ. Nấm đầu khỉ không chỉ được sử dụng như thực phẩm mà còn có giá trị làm dược liệu.

Ngoài những loại nấm trên thì danh sách nấm ăn được còn có rất nhiều cái tên khác. Điển hình như nấm thông, nấm bào ngư, nấm tràm, nấm linh chi, nấm ngọc châm, nấm tuyết…. Người dùng nên tìm hiểu kỹ để xác định nấm nào ăn được và không ăn được để tránh ngộ độc.

Các loại nấm ăn được rất đa dạng về chủng loại.
Các loại nấm ăn được rất đa dạng về chủng loại.

Lợi ích của nấm có thể đem lại

Sở dĩ nấm được yêu thích là do những lợi ích đem đến cho sức khỏe cũng như hương vị thơm ngon. Người ta thường ví nấm như một nhà máy dinh dưỡng mini khi cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại nấm mà lợi ích cụ thể với sức khỏe sẽ có khác biệt nhất định.

Tuy nhiên nhìn chung chúng đều chứa nhiều protein, vitamin B, chất xơ, khoáng chất như Selen, đồng, Canxi và những vi chất khác. Bộ đôi vitamin D và canxi có trong nấm củng cố hệ xương cho cơ thể. Đặc tính kháng khuẩn hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch..

Đặc biệt nấm chứa nhiều chất xơ, lượng calo cực thấp nên được ưa chuộng trong thực đơn giảm cân. Nấm còn có thể làm giảm bớt nồng độ cholesterol trong máu, bổ sung kai để tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp, chống oxy hóa hiệu quả. Lợi ích của các loại nấm ăn được còn có thể thấy được qua:

  • Nấm rơm có tác dụng phòng chống béo phì, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
  • Nấm kim châm sở hữu hàm lượng lysin cực cao giúp điều hòa huyết áp ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng. Đông y còn cho rằng nấm kim châm có tác dụng hạ mỡ máu, phòng bệnh gan, mật và đường tiêu hóa.
  • Nấm bào ngư có vị ngọt, tác dụng dưỡng huyết, bồi bổ cơ thể. Nếu mỗi tuần ăn nấm bào ngư tối thiểu một lần thì sẽ làm chậm tiến trình lão hóa, chống ung bướu, béo phì, xơ vữa động mạch, ung thư.
  • Nấm mỡ được coi là thần dược trong việc giảm lượng đường và nồng độ cholesterol trong máu. Loại nấm này có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện chức năng của gan, phòng ngừa bệnh viêm gan, cao huyết áp, đái tháo đường và ung thư.
  • Nấm hương sở hữu hàng loạt khoáng chất khác nhau. Nổi bật nhất chính là Kali nên có tác dụng ngăn ngừa hình thành máu đông – nguyên nhân gây ra chứng tắc mạch, phòng chống bệnh viêm khớp, bệnh ung thư, giảm tàn nhang.
Nấm hương có tác dụng hiệu quả trong phòng bệnh viêm khớp, ung thư.
Nấm hương có tác dụng hiệu quả trong phòng bệnh viêm khớp, ung thư.

Các món ngon có thể nấu đối với các loại nấm kể trên

Không chỉ sở hữu nhiều lợi ích đối với sức khỏe, các loại nấm ăn được con sở hữu hương vị thơm ngon, dễ chế biến. Các đầu bếp có thể thoải mái biến tấu để làm ra hàng loạt món ăn từ nấm. Điển hình như:

  • Nấm xào có thể sử dụng nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm đùi gà hoặc nấm trắng, nấm hương đều được. Các loại nấm có thể xào chay hoặc kết hợp với một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà hoặc thịt heo để tăng thêm chất dinh dưỡng.
  • Trứng hấp nấm sử dụng nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm hương hoặc mộc nhĩ thêm chút gia vị cho vừa ăn đem hấp chín.
  • Pizza nấm thường sử dụng nấm hương phủ lên trên bề mặt vỏ bánh. Kết hợp với đó là các loại nguyên liệu khác như nước sốt, phô mai, cà chua, dầu ô liu…
  • Canh nấm kết hợp với các loại rau củ quả và nước xương cung cấp dinh dưỡng cho người ốm yếu, người mới phẫu thuật.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều cách chế biến các loại nấm ăn được khác. Điều quan trọng là bảo quản nấm đúng cách để tránh làm mất chất dinh dưỡng hoặc khiến nấm bị mốc, hỏng. Tốt nhất nên tránh trường hợp chế biến lại, hâm nóng lại nấm nhiều lần. 

Nếu muốn bảo quản nấm chưa chế biến hoặc đã nấu chín thì tốt nhất nên sử dụng máy hút chân không kèm hút miệng túi. Như vậy vi khuẩn và chất oxi hóa sẽ không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng có trong nấm. quy định muốn tìm hiểu thêm về cách thức bảo quản nấm và các loại thực phẩm đúng cách?

Hãy liên hệ tới SGE Việt Nam qua hotline 088 853 1616 để được tư vấn và chọn mua thiết bị chính hãng giá tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *