Cholesterol là gì? Những thông tin bạn cần biết về Cholesterol

Nồng độ Cholesterol trong máu quyết định trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan trong hệ thống tuần hoàn. Vậy Cholesterol là gì và chúng đang giữ vai trò gì trong cơ thể người? Hiện chúng được chia thành mấy loại? Liệu thiếu hụt hoặc cao quá mức lượng cholesterol có thể dẫn đến bệnh lý nào hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.  

Cholesterol
Cholesterol và những điều cần biết

1. Cholesterol là gì?

Là một hợp chất có trong lipid máu giúp điều khiển hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như sản xuất ra các loại hormone giúp duy trì chức năng tốt nhất cho các cơ quan, đồng thời góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh.

Cholesterol có thể được tạo thành theo 2 cách: do cơ thể tự tổng hợp hoặc hấp thụ qua đường ăn uống. Trong đó, gan là cơ quan đóng vai trò sản xuất cholesterol chính, còn khi hấp thụ thì đồ ăn thì chúng có hàm lượng cao trong các chế phẩm có nguồn gốc từ thịt đỏ, sữa, nội tạng hoặc trứng. 

2. Phân loại Cholesterol

Cholesterol được chia làm 2 nhóm chính dựa trên khả năng kết hợp protein đó là LDL và HDL cholesterol.

2.1 LDL cholesterol

Đây thực chất là một loại cholesterol xấu. Chúng được sản xuất từ gan sau đó được trung chuyển đến các cơ quan cần tiêu thụ. Tuy nhiên, khi nồng độ liquid này quá cao, các biến chứng liên quan đến tim, động mạch và những biến chứng khác sẽ bắt đầu xảy ra.

2.2 HDL cholesterol

HDL là một dẫn xuất cholesterol tốt do chúng được vận chuyển từ các cơ quan về gan để được đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, chúng không thể lấn át được hết các loại chất béo xấu mà chỉ có thể loại bỏ được ¼ lượng cholesterol. 

Cholesterol 2
Phân loại cholesterol 

3. Tác dụng của Cholesterol đối với cơ thể

Cholesterol chỉ nguy hiểm khi nồng độ trong máu quá cao, ngược lại chúng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể:

3.1 Tạo hormone cần thiết

Cholesterol đóng vai trò cấu tạo nên hormone giới tính với estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới. Từ đó, kiến tạo nên chức năng sinh sản, cân bằng hàm lượng muối và nước trong cơ thể người cũng như hàm lượng đường huyết trong máu.

3.2 Xây dựng nên tế bào sống

Là một thành phần cấu trúc nên các tế bào sống. Cholesterol đóng vai trò như một lá chắn, chỉ cần hàm lượng chất béo trong máu mất cân bằng, ngay lập tức tế bào và các chức năng của cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng theo. 

Ngoài ra, chúng còn tham gia vào quá trình tiêu thụ năng lượng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.

cholesterol 3
Cholesterol là thành phần cấu tạo lên tế bào

3.3 Tăng cường miễn dịch

Là một hoạt chất giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Chúng thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố và vi khuẩn bên ngoài, đồng thời giúp chống lại các bệnh về nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương ở bề mặt da. 

Như vậy, có thể thấy việc duy trì nồng độ cholesterol hợp lý trong máu là rất cần thiết vừa giúp phát huy chức năng của các cơ quan vừa đảm bảo trạng thái tốt nhất cho cơ thể. 

4. Nồng độ Cholesterol như thế nào là hợp lý?

Nồng độ cholesterol trong máu được cho là ở mức tốt nhất khi ở ngưỡng:

  • Cholesterol toàn phần TC: <200 mg/dL.
  • Cholesterol tốt HDL-C:  >=60 mg/dL.
  • Cholesterol xấu LDL-C: <100 mg/dL 
  • Triglyceride TG:: <150 mg/dL.

Ban hoàn toàn có thể biết được các chỉ số này trong máu bằng việc xét nghiệm máu tại các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện. Theo khuyến cáo, hãy thực hiện đo nồng độ cholesterol trong máu tối thiểu 5 năm/lần. Hãy thường xuyên kiểm tra để có thể kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu tốt nhất giúp bạn hạn chế tối đa mắc phải các bệnh liên quan đến tim như đột quỵ, xơ vữa động mạch hay tăng huyết áp.

cholesterol 4
Nồng độ cholesterol bình thường trong máu là bao nhiêu?

5. Cách hạn chế Cholesterol trong máu

Để hạn chế tối đa để bản thân và gia đình mắc phải các bệnh liên quan đến mỡ máu cao, hãy áp dụng nghiêm ngặt các chỉ dẫn sau:

  • Duy trì nếp sống lành mạnh: Cơ thể giống như một cỗ máy, chúng cần được cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, cũng như muốn hoạt động tốt phải bổ sung liên tục các dưỡng chất tốt nhất. Tuyệt đối tránh xa tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài hay thức đêm liên tục, không ăn sáng dẫn đến cơ thể yếu dần mà không hề hay biết.
  • Kiểm soát cân nặng; Thừa cân béo phì thường đi kèm với cholesterol trong máu cao cũng như rất nhiều bệnh tiềm ẩn nguy hiểm khác. Do đó, sở hữu cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh xa các bệnh liên quan đến mỡ máu cao.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, nước có ga là 3 loại chất kích thích có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm và ăn mòn cơ thể của bạn. Do đó, nếu có thể hạn chế sử dụng hoặc nói không được thì chắc chắn sức khỏe sẽ luôn duy trì được trạng thái tốt nhất.
  • Nếu gia đình có tiền sử mắc cao huyết áp hay tiểu đường thì việc kiêng cữ cần phải áp dụng thật sớm vì những bệnh lý này có thể di truyền. Hãy chăm sóc và bảo vệ cơ thể trước khi quá muộn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cholesterol. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *