Cà tím là một trong những loại thực phẩm quen thuộc được dùng để chế biến thành nhiều món ngon trên mâm cơm gia đình. Quả cà tím trông như thế nào? Thành phần dinh dưỡng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những cách chế biến và lưu ý khi dùng loại quả này từ bài viết nhé!
Mục Lục
Cà tím là gì?
Cà tím hay còn gọi với tên cà dái dê là loại cây thuộc họ nhà Cà được sử dụng như một loại rau trong lĩnh vực ẩm thực. Loại cây này có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loại củ quả khác như cà chua, cà pháo, cà dừa, khoai tây… Loại cây này có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Người ta tìm thấy nhiều dấu vết cho thấy cây cà dái dê được trồng phổ biến tại vùng tây nam Trung Quốc và đông bắc Ấn Độ. Tại khu vực Đông Nam Á, cà dái dê cũng được coi là loại cây bản địa và trồng khá nhiều tại nước ta, phía bắc Thái Lan và Myanmar. Khoảng những năm 1800, loại cây này nhờ giao thương mà mở rộng đến nhiều quốc gia khác.

Xét theo góc độ sinh vật học, cà dái dê thuộc loại cây thân thảo ưa nhiệt với độ cao khoảng 50-150 cm. Thân cây có gai nhỏ. Lá cây khá lớn với phiến lá rộng. Mặt dưới của lá có lông tơ bao phủ. Hoa cà có màu từ trắng đến tím nhạt. Quả thuộc loại quả mọng, mọc đơn lẻ với hình dạng thuôn dài là phổ biến.
Lớp vỏ bên ngoài bóng loáng màu tím nhạt tới tím sẫm. Trung bình mỗi quả có đường kính khoảng 4-5 cm, chiều dài 15-24 cm. Ngoài ra một số giống khác có thể có hình dạng và đặc điểm bên ngoài khác ít nhiều. Bản thân cái tên cà dái dê vì vậy cũng không phản ánh đúng tất cả chủng loại của cà tím mà chỉ hướng đến loại quả có dáng thon dài.
Thành phần dinh dưỡng của cà tím
Xét về giá trị dinh dưỡng thì mỗi loại cà tím lại có thông số dinh dưỡng khác nhau. Trong đó loại quả dài được đánh giá cao hơn về hàm lượng vitamin C, kali, canxi và carotene hơn so với các loại khác. Ngược lại giống quả dài lại không chứa nhiều hàm lượng magie, vitamin E và kẽm bằng.

Tuy khác nhau ít nhiều nhưng về tổng thể dinh dưỡng khoảng cách giữa các chất trong quả không quá nhiều. Theo thống kê của các nhà dinh dưỡng thì thành phần chính của cà tím là nước với tỷ lệ lên đến 92%. Phần còn lại lần lượt gồm có 0.2% lipid, 1.3% protid và 5.5% glucid.
Hàm lượng các khoáng chất cũng vô cùng dồi dào với 0.002 mg iod, 0.1 mg đồng, 0.2 mg kẽm, 0.2 mg mangan, 0.5 mg sắt, 10 mg calcium, 12 mg magie, 15 mg clor, 15 mg lưu huỳnh, 15 mg photpho và 220 mg kali. Hàm lượng viatmin không nhiều mà chủ yếu là vitamin nhóm B và PP.
Ngoài ra loại quả này còn được đánh giá cao với hàm lượng chất xơ. 100 gram cà tím đã nấu chín chứa khoảng 2,5 gram chất xơ, tương đương với khoảng 5% nhu cầu chất cho, vitamin B1, B6, đồng và manga mỗi ngày mà cơ thể một người trưởng thành cần. Loại quả này còn cung cấp một số dưỡng chất cần thiết khác đem đến lợi ích thiết thực cho cơ thể.
Có mấy loại cà tím?
Hiện nay có nhiều giống cà tím khác nhau được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó phổ biến nhất là 3 loại được phân biệt theo hình dạng bên ngoài bao gồm:
- Giống quả dài
Giống quả dài sở hữu hình dạng thon dài đặc trưng với chiều dài từ 15 đến 30 cm. Vỏ ngoài bóng với màu tím sẫm, phần đầu quả thon nhỏ hơn so với bên dưới. Giống quả dài sở hữu lớp da phía ngoài khá mỏng, thịt dày và mọng nước nên chủ yếu được sử dụng để làm các món hấp hoặc sốt cà chua.
- Giống quả tròn
Giống quả tròn phổ biến ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á với kích thước cũng như màu sắc từ tím nhà cho đến tím đậm. Kích thước của quả tương đương với một nắm tay người lớn. Giống quả tròn có lớp vỏ ngoài khá dài còn hàm lượng nước lại thấp hơn so với giống quả dài. Vì vậy giống quả này chủ yếu được sử dụng để làm các món chiên, tẩm bột hoặc hầm nấu ở nhiệt độ cao.
- Giống quả hình củ
Giống quả hình củ được coi là phiên bản trung gian của hai loại quả dài và quả tròn. Giống quả này phổ biến nhất đặc biệt là tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Nó có hình dạng tương tự như quả trứng nhưng thon dài hơn với kích thước khoảng từ 12 đến 25 cm và đường kính từ 6 đến 9 cm.
Phần đầu tiên của quả giống với giống quả dài khi thon nhỏ còn phần dưới lại phình to như giống quả tròn. Sở dĩ giống quả này được coi là phiên bản trung gian là bởi độ ẩm, độ dày của vỏ và chất lượng ảnh của phần thịt quả đều nằm giữa hai giống quả còn lại. Nhờ đó người ta có thể chế biến thành món nào cũng đảm bảo hương vị hấp dẫn. Trong đó các món xào hoặc hầm được ưa chuộng hơn cả.
Ngoài ba giống cà tím cơ bản trên thì hiện nay còn có một số giống sở hữu kích thước nhỏ chuyên sử dụng để làm cảnh với kiểu dáng hình bầu dục, vỏ ngoài màu trắng hoặc màu tím nhạt. Giống cây này ít phổ biến hơn trong trồng trọt để sử dụng làm thực phẩm.
Các món ăn ngon chế biến từ cà tím
Ngày nay cà tím rất ở cửa chuộng trong chế biến các món ăn do các lợi ích đối với sức khỏe. Điển hình như giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe thị giác, tốt cho não bộ… Người ta có thể chế biến loại quả này thành rất nhiều món ăn ngon. Trong đó quen thuộc phải kể đến:
Cà tím nhồi thịt chiên giòn

Món cà tím nhồi thịt chiên giòn thành phẩm có vị giòn rụm, phần nhân thịt đậm đà chấm cùng với tương ớt hoặc sốt mayonnaise được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu cho hai người ăn gồm hai quả cà tím khoảng 300 gram, 1 củ hành tím, 150 gram thịt heo xay, 3 gram hạt nêm, 4 nhánh hành, 2 gram mì chính, 5 ml nước mắm, 15ml dầu hào, một chút hạt tiêu, một quả trứng gà và 50 gram bột chiên giòn.
- Cà tím rửa sạch rồi cắt thành khoanh dài từ 4 đến 5 cm, tiếp tục khứa ở giữa nhưng không cắt rời hoàn toàn.
- Sơ chế hành tím, hành lá bằng cách rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Ướp thịt với các gia vị đã chuẩn bị trước đó cùng với hành tím và hành lá trong khoảng 15 phút.
- Cho nhân vào giữa miếng cà tím, lưu ý không cho quá nhiều.
- Đánh trứng gà vào tô bột chiên giòn, thêm một chút nước để tạo ra hỗn hợp bột có dạng sền sệt.
- Nhúng miếng cà nhồi thịt vào trong bột chiên giòn rồi thả vào trong chảo đã cho dầu nóng chiên đến khi vàng thì vớt ra, để ráo dầu. Lưu ý vặn lửa vừa khi chiên.
Cà tím xào đậu phụ

Món cà tím xào đậu phụ đơn giản và dễ làm với thời gian chế biến chỉ khoảng 15 đến 20 phút. Hương vị thơm ngon của món ăn phù hợp cho các bữa cơm gia đình. Cách làm món ăn này như sau:
- chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn gồm có một quả cà tím nặng khoảng 150 gram, 2 miếng đậu phụ trắng, 150 gram thịt nạc xay, 2 củ hành tím, 2 củ tỏi, 10ml dầu ăn, gia vị muối – mì chính – hạt nêm – đường – hạt tiêu vừa đủ.
- Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, cắt lát dày khoảng 1.5-2 cm, ngâm trong nước sạch khoảng 10 phút rồi bỏ ra để ráo.
- Đậu phụ cắt miếng vuông vừa ăn, hành tím và tỏi bóc sạch băm nhỏ.
- Ướp thịt với các gia vị nêm nếm vừa phải trong khoảng 15 phút.
- Bắc chảo lên bếp thêm dầu ăn, hành tỏi băm vào phi cho đến khi có mùi thơm.
- Cho thịt vào đảo đều khoảng 1 phút thì tiếp tục cho khoảng 30 ml nước, hạt nêm và đường vừa đủ đun cho sôi.
- Cho cà vào đảo đều đến khi chín mềm em thì thêm đậu hũ xào khoảng 1 phút rồi nêm nếm gia vị lần cuối và tắt bếp.
- Cho thành phẩm ra đĩa trang trí thêm ít rau thơm cho đẹp mắt.
Cà tím hấp thịt

Món cà tím hấp thịt có thể sử dụng nguyên liệu là giống quả dài hoặc quả hình củ đều được. Món ăn này phù hợp với nhiều người nhờ hương vị mềm, dễ ăn. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có 3 quả cà tím, 50 gram thịt heo xay, 10 gram nấm đông cô khô, ba nhánh hành lá, 15 ml dầu hào, 45 ml dầu ăn, 15 ml nước mắm, 10 gram hạt nêm và một ít đường.
- Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, để ráo sau đó cắt đôi theo chiều dọc các thành ca khúc vừa ăn với độ dài mỗi khúc khoảng từ 3 đến 4 cm.
- Cho cà vào trong xửng hấp và hấp khoảng 10 đến 15 phút đến khi thịt cà chín mềm là được.
- Nấm đông cô thêm nước ngâm cho mềm rồi vớt ra, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
- Hành lá sơ chế, cắt nhỏ.
- Bật bếp bắc chảo lên rồi thêm dầu ăn. Đợi đến khi dầu nóng thì thêm hành lá vào phi thơm. Tiếp tục cho các nguyên liệu lần lượt gồm nấm đông cô, thịt xay, nước mắm, đường, hạt nêm và dầu hào nêm nếm vừa ăn. Xào nguyên liệu trong khoảng 5 phút cho thấm đều gia vị thì tắt bếp.
- Sau khi hấp chín cà thì bỏ ra sẽ thành miếng vừa ăn thêm một chút đường vào trộn đều. Nếu không muốn ăn ngọt thì có thể bỏ qua.
- Cho cà tím ra đĩa, thêm hỗn hợp thịt xay đã xào lên trên cà tím là hoàn thành.
Bên cạnh 3 món ăn trên thì còn rất nhiều món ăn được chế biến từ cà tím như cà tím xào, cà tím nướng, cà tím chiên, cà tím kho, cà tím sốt tôm thịt, lươn om cà tím… Các món ăn đều rất hấp dẫn và thực hiện đơn giản.
Xem thêm: Sản phẩm bếp chiên nướng SGE Việt Nam
Những lưu ý khi chế biến và ăn cà tím
Không thể phủ nhận lợi ích về sức khỏe cũng như hương vị mà cà tím đem đến cho con người. Thế nhưng nếu chế biến không đúng cách, cách ăn chưa phù hợp đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lưu ý trước khi chế biến

Trước khi chế biến người tiêu dùng cần chọn mua những quả cà tím ngon để vừa đảm bảo hương vị hấp dẫn cho món ăn lại vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng cao nhất. Những quả cà được đánh giá là ngon khi có lớp vỏ bên ngoài sáng bóng, đều màu và mịn màng.
Nên tránh lựa chọn những quả đã xuất hiện vết thâm, sạm hoặc có các vết nhăn. Phần cuống của quả cà phải dính chặt với thân và còn tươi thì mới chứng tỏ đó là cà còn non. Khi cầm lên tay quả cà không bị nhũn mà thấy khá nặng là quả tươi. Cà sau khi mua về cần phải được sơ chế theo các bước cơ bản như sau:
- Rửa sạch dưới vòi nước lạnh sau đó cắt bỏ cuống của quả cà.
- Tùy theo cách chế biến mà có thể cắt thành lát ngang hoặc dọc.
- Pha một tô nước muối loãng sau đó ngâm cà đã thái trong khoảng 10 đến 20 phút nhằm loại bỏ sạch nhựa. Nếu cẩn thận hơn thì có thể thoa một chút muối lên trên bề mặt thịt của quả cà để nguyên khoảng 10-15 phút để vừa loại bỏ hoàn toàn nhựa vừa giảm tối đa vị đắng.
- Vớt cà ra sau đó rửa lại một lần nữa trước khi chế biến.
Lưu ý khi chế biến
Sau khi đã sơ chế thì quá trình chế biến như thế nào phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi món ăn. Tuy nhiên cần lưu ý không chế biến các món từ cà tím ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao sẽ khiến cho chất dinh dưỡng bên trong quả cà thất thoát nhiều.
Ví dụ như món cà chiên có thể làm hao hụt khoảng 50% lượng vitamin so với cà chưa qua chế biến. Mặt khác một số báo cáo cho thấy hiện tượng ngứa ở miệng và ngoài da sau khi ăn các món ăn được chế biến từ cà tím. Nguyên nhân là do sự biến đổi của protein và các chất chuyển hóa tạo thành một loại histamin có hàm lượng cao.

Tốt nhất nên chế biến các món ăn ở nhiệt độ thấp như xào, hầm hoặc ninh để vừa đảm bảo thành phần dinh dưỡng mà vẫn có được món ăn ngon. Kết hợp với đó là quá trình sơ chế ban đầu loại bỏ hoàn toàn nhựa sẽ hỗ trợ giảm độc tố còn sót lại. Khi chế biến cũng nên giữ nguyên vỏ của quả cà bởi trong đó có chứa nhiều vitamin C và các vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn cà tím
Không chỉ chế biến mà ngay cả khi ăn cà tím cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để tận dụng được hết nguồn dinh dưỡng bên trong. Cụ thể:
-
- Tránh ăn quá nhiều cà tím bởi chất solanine vốn có hiệu quả trong việc chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư lại gây kích thích tới trung tâm của hệ hô hấp và gây mê.
- TS Lê Thanh Nhạn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết loại quả này có vị ngọt, tính hàn, có độc tố nhẹ nên hỗ trợ mát gan, nhuận tràng, lợi mật… Thế nhưng nên tránh ăn khi nguội, tránh ăn khi lạnh hoặc để qua đêm sẽ mất dưỡng chất, gây hại cho dạ dày.
- Người có hệ tiêu hóa kém thì nên chế biến món ăn từ cà tím với vài lát gừng để hạn chế tính hàn có trong quả.
- Những người cơ địa dị ứng hoặc bị hen suyễn nên tránh ăn các món chế biến từ cà tím mà chưa được nấu kỹ.
Những thông tin trên hy vọng đã có ích cho quý vị khi chế biến món ăn cho gia đình. SGE Việt Nam mua sẵn sàng đồng hành cùng quý vị thông qua các thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm chất lượng, đa dạng về chủng loại, giá phải chăng để nấu nướng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Quý vị quan tâm có thể tham khảo thông tin chi tiết từng sản phẩm bằng cách truy cập website https://sgeviet.vn/ hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên túc trực tư vấn mọi lúc.