Rau má – Vị thuốc đông y giá rẻ trên mâm cơm gia đình 

Rau má là một trong những loại rau ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Không chỉ sở hữu thành phần dinh dưỡng cao, loại rau này còn có nhiều công dụng với sức khỏe, sắc đẹp. Những lợi ích đó là gì? Cách chế biến rau má thế nào cho đúng?

Rau má là gì? Nó trông như thế nào?

Rau má được gọi với nhiều tên như tích tuyết thảo hay lôi công thảo. Đây là loại cây thân thảo mọc bò, có thể phân thành nhiều nhánh thuộc phân họ Mackinlayoideae của họ Apiaceae – họ Hoa tán từ Úc, Một số đảo ở Thái Bình Dương, Malesia, Melanesia, New Guinea và châu Á.

Tại Việt Nam nó được dùng như một loại rau trên mâm cơm và thảo dược theo y học. Xét về hình dáng bên ngoài thì thân cây khá nhẵn, mảnh khảnh, bò lan nhờ phân nhánh qua các mấu ở thân. Cây có màu xanh lục, một số có màu lục ánh đỏ. Rễ nằm ở các mấu mọc thẳng với màu trắng kem, lông tơ ở rễ bao phủ bên ngoài.

rau má là gì
Rau má là loại cây thân thảo mọc bò, có thể phân thành nhiều nhánh.

Lá cây có dạng phiến hình thận hoặc hơi tròn, mép khía kiểu tai bèo, cuống dài khoảng 5-20 cm. Gân lá có dạng hình cung. Từ mách lá sẽ có cuống hoa phát triển dưới dạng tán đơn. Hoa có màu trắng hoặc hồng, một số phớt đỏ tùy theo chủng loại và điều kiện sinh sống.

Chúng mọc thành các tán nhỏ và tròn nằm gần với mặt đất. Mỗi bông hoa lại được bao phủ một phần bởi 2 lá xanh bên ngoài. Đây là hoa lưỡng tính với đường kính dưới 3cm, có -6 thùy tràng hoa ở mỗi bông. Hoa tàn thì quả xuất hiện với dạng hình mắt lưới, có loài sở hữu quả trơn, sọc hoặc hình dạng giống mụn cơm. Quả sẽ chín sau khoảng 3 tháng.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Rau má sở hữu thành phần dinh dưỡng cao và có thể sử dụng gần như tất cả bộ phận trên cây. Tuy nhiên đa phần người ta sử dụng phần lá và cuống lá là chính. Cứ mỗi 100 gram rau má sở hữu hàng loạt chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Thành phần chính lên đến 88.2 gram nước;
  • 1.8 gram tinh bột; 
  • 4.5 gram cellulose; 
  • 3.2 gram đạm;
  • Vitamin gồm 3.7 gram vitamin C, 1.15 gram Vitamin B1…;
  • Khoáng chất có canxi, phốt pho, sắt, magie, mangan, kẽm, kali…;
  • Các chất dinh dưỡng khác như beta caroten, saponin, sterol, saccharides, flavonol…
Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau má sở hữu hàng loạt vitamin, khoáng chất, chống chống oxy hóa.

Công dụng của rau má

Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà rau má có thể đem đến hàng loạt lợi ích cho cơ thể. Đông y cho rằng loại thảo dược này có tính hàn, vị cay, đắng nên có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, giải độc, nhuận gan… Y học hiện đại cũng chứng minh nhiều tác dụng của loại rau giá rẻ của Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến một số công dụng như:

  • Thải độc, hạ sốt, giải nhiệt, mát gan

Lợi ích đầu tiên của rau má thể hiện qua đặc tính thải độc, hạ sốt, giải nhiệt và mát gan. Những đặc tính này được nhiều cuốn sách Đông y ghi chú rõ ngay từ phần giới thiệu về loại thảo dược này. Cụ thể nó sở hữu đặc tính kích thích cơ thể loại bỏ độc tố qua đường nước tiểu.

Độc tố, nước, muối và cả những chất béo dư thừa, cholesterol xấu đều có thể bị loại bỏ khỏi cơ thể. Quá trình thải độc này góp phần giảm bớt áp lực làm việc cho thận mà vẫn hiệu quả. Đồng thời nó còn giúp cân bằng dịch và giữ cho cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Y học Ấn Độ cũng sử dụng rau má như một loại thuốc lợi tiểu từ thiên nhiên. Tính năng thải độc, thanh nhiệt còn vô cùng có lợi khi thời tiết nóng bức hoặc người ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ. Các chị em còn sử dụng nước ép từ loại rau này như một phương thức dưỡng da, làm đẹp từ bên trong.

  • Hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa

Thành phần dinh dưỡng của rau má chiếm phần lớn là nước, vitamin. Kết hợp với đó là hàng loạt chất chống oxy hóa, hoạt chất chống viêm có tác dụng quan trọng trong cải thiện sức khỏe đường ruột. Đặc biệt là ruột và đại tràng. Nước và khoáng chất trong loại rau này còn có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện chứng táo bón ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Công dụng của rau má
Rau má hỗ trợ thải độc, mát gan, làm đẹp da nên thường được ép nước uống.
  • Tăng tuần hoàn máu, dưỡng da, bổ não

Rau má có tác dụng quan trọng trong cường hóa thành mạch và mao mạch máu. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết và thúc đẩy hoạt động hệ tuần hoàn máu đạt tối đa. Chức năng tuần hoàn máu tăng đồng nghĩa với việc máu lưu thông đi khắp cơ quan trong cơ thể.

Máu lưu thông tới não cung cấp oxy để giúp tế bào não hoạt động. Nhờ đó người sử dụng có thể hạn chế tình trạng mệt mỏi, tinh thần bồn chồn, lo lắng, ngăn ngừa nguy cơ bệnh trầm cảm, chứng rối loạn tâm thần, cải thiện trí nhớ và đẩy lùi bệnh Alzheimer.

Mặt khác máu lưu thông khắp cơ thể còn có tác dụng đến sắc đẹp. Vitamin và khoáng chất góp phần làm dưỡng da từ sâu bên trong, làm da mềm mịn, căng tràn sức sống. Nhiều nhà thảo mộc học còn cho rằng loại rau này sở hữu nhân tố trường thọ được gọi với tên “Vitamin X trẻ trung” cực có lợi cho não, tuyến nội tiết. Đồng thời nước chiết từ nó còn cải thiện nhiều vấn đề về da.

  • Cải thiện bệnh tĩnh mạch

Nhiều chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng rau má để cải thiện triệu chứng của các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Một số đối tượng cụ thể sẽ điều trị dưới hướng dẫn của bác sĩ. Thành phần dinh dưỡng của loại rau này hỗ trợ giảm viêm, tăng lưu thông khí huyết để hỗ trợ điều trị bệnh.

  • Giúp vết thương mau lành

Chất triterpenoids có trong rau má có tác dụng trong việc thúc đẩy vết thương mau lành. Người ta chỉ cần giã nhuyễn lá đã rửa sạch lên da là có thể giảm sưng tấy, làm mát vết thương.

Người xưa dùng rau má để trị nhiều chứng bệnh.
Người xưa dùng rau má để trị nhiều chứng bệnh.

Ngoài những tác dụng cơ bản trên từ ngàn đời nay người Việt đã sử dụng rau má để điều trị một số chứng bệnh khác. Điển hình như trị say nắng, viêm màng phổi, viêm amida, viêm gan, đau dạ dày, vàng da, tiêu chảy, hen suyễn, vàng da, tiểu đường, lupus ban đỏ… Không chỉ thế nhiều quốc gia còn cho rằng loại rau này là “thần dược” với sức khỏe. 

Đơn cử như tại Sri Lanka, người dân vẫn truyền nhau câu chuyện dân gian về một vị vua nổi tiếng thế kỷ X tên Aruna nhờ ăn rau má thường xuyên mà sức khỏe vượt trội, thỏa mãn được 50 phi tần. Một số nơi khác lại lưu truyền về việc ăn hai lá loại thảo dược này cũng có thể đẩy lùi tuổi già. Người ta còn có các bài thuốc khác sử dụng bôi ngoài da, đắp ngoài da với nhiều công dụng khác.

Các cách chế biến và sử dụng rau má

Rau má có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau đều đem đến hương vị độc đáo rất riêng. Cách đơn giản nhất là ăn sống. Người đầu bếp có thể rửa sạch lá rau, ăn kèm nước chấm như các loại rau sống khác. Nếu muốn món ăn thêm hấp dẫn có thể chế biến thành gỏi bằng cách thêm thịt bò xào, nước sốt trộn đều hoặc thêm nấm bào ngư, nước sốt đều ngon.

Ngoài ra người ta còn nhiều cách khác để chế biến giúp đa dạng thực đơn từ rau má như xào tỏi, xào với thịt dê, xào với thịt bò, nấu với tôm tươi, nấu canh cùng thịt bằm hay xào thịt ngan… Bên cạnh các món ăn cho mâm cơm thường ngày của mỗi gia đình người ta còn có thể dùng loại rau này để làm thành nhiều đồ uống hấp dẫn.

Món gỏi rau má thơm ngon với hương vị thanh mát cho mùa hè.
Món gỏi rau má thơm ngon với hương vị thanh mát cho mùa hè.

Cách dễ nhất là xay thành sinh tố. Cầu kỳ hơn có thể pha thành trà hoặc chế món nước rau má đậu xanh sữa dừa, rau má khoai môn, rau má sầu riêng hay rau má sữa đặc trân trâu… Một loại rau nhưng người đầu bếp có thể thoải mái biến tấu ra vô vàn món ăn hấp dẫn, dinh dưỡng, ngon miệng. Cách sử dụng vì vậy cũng đa dạng hơn nhiều. Nhất là khi đây là loại rau trồng dại là chính.

Khi sử dụng nước ép rau má các bạn có thể sử dụng các loại máy xay thành sinh tố rồi chắt lấy nước hoặc Máy ép hoa quả tách bã JC Max của chúng tôi.

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Không thể phủ nhận lợi ích mà rau má đem đến cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng và dùng bao nhiêu loại rau này cũng được. Người dùng cần lưu ý:

  • Lưu ý về đối tượng sử dụng

Nhóm 5 người cần tránh dùng rau má lần lượt bao gồm phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; phụ nữ mong muốn thụ thai; người đang sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc trị hoặc chống bệnh trầm cảm; người bị tiểu đường và các đối tượng đang trị bệnh khác. Những đối tượng này trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Lưu ý về liều lượng và cách dùng

Thảo dược này được Đông y ghi nhận về tính hàn nên nếu sử dụng nhiều có thể gây phản tác dụng. Tốt nhất không nên sử dụng quá 40 gram rau tươi mỗi ngày và tránh sử dụng liên tục trong suốt 1 tháng. Nếu có nhu cầu trị bệnh, thải độc hoặc làm đẹp thì nên dùng cách ngày hoặc dùng liên tục trong không quá 2 tuần rồi nghỉ một thời gian trước khi tiếp tục chu kỳ mới.

Những người khi dùng xuất hiện triệu chứng như ngứa, đỏ da, phát ban đều cần dừng lại ngay lập tức. Số khác có thể dị ứng nặng hơn với hiện tượng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân màu lạ… Mặt khác nếu đang điều trị bệnh thì cần tránh dùng chung với thuốc.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp Quý vị hiểu rõ hơn về rau má để có cách sử dụng thích hợp. Quý vị muốn bảo quản loại rau này tươi lâu hơn? Quý vị muốn chế biến nhiều món ăn ngon từ loại rau này? SGE Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng mỗi khách hàng với các thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm chính hãng, chất lượng tốt, đa dạng tính năng, phong phú về chủng loại.

Quý vị có thể truy cập website https://sgeviet.vn/ để tham khảo thông tin trực tiếp hoặc liên hệ Hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *