Salmonella là mầm bệnh phổ biến trong thực phẩm, là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Đây là tình trạng phổ biến ở Việt Nam và có thể lây lan thành dịch. Các triệu chứng của nó rất đa dạng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể vi khuẩn này là gì, và cơ thể con người sẽ ra sao khi bị nhiễm cũng như cách phòng tránh?
Mục Lục
Salmonella là gì?
Chúng ta thường nghe tin tức về những vụ ngộ độc thực phẩm trong nước và thế giới. Và một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chính là khuẩn Salmonella.
Về hình thể, nó thuộc họ vi khuẩn đường ruột, là một loại trực khuẩn gram âm và phần lớn thường có lông quanh thân nên chúng di động, không hình thành bào tử.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột non. Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng một số trường hợp nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn salmonella có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Salmonella rất nhạy cảm với nhiệt độ, thời gian nấu có thể tiêu diệt vi khuẩn ở 60C trong 45 phút, 70C trong 2 phút và 85C trong 1 giây. Đó là lý do vì sao người tiêu dùng nên thực hiện các biện pháp ăn chín uống sôi để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bài viết: Có mấy loại màu thực phẩm? Sử dụng màu thực phẩm có an toàn hay không?
Salmonella được tìm thấy ở đâu?
Cụ thể có hai con đường lây truyền vi khuẩn Salmonella. Đó là:
- Qua đường ăn uống: Do nguồn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nguồn nước có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là khi thức ăn chưa được nấu chín kỹ. Đây là con đường lây truyền quan trọng nhất, thường gây thành dịch lớn.
- Thứ hai là do tiếp xúc với tay chân và phân của người, động vật, gia cầm bị nhiễm Salmonella. Hoặc tiếp xúc với đồ dùng, các dụng cụ chế biến bị ô nhiễm.

Triệu chứng của người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella
Ba triệu chứng chính của nhiễm khuẩn salmonella là tiêu chảy, sốt và đau bụng. Các triệu chứng thường xuất hiện sau 12-72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và thường kéo dài 4-7 ngày. May mắn thay, hầu hết chúng ta có thể phục hồi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày và bạn gặp một số triệu chứng nguy hiểm hơn thì cần phải đi gặp bác sũy ngay lập tức. Đây là lúc vi khuẩn salmonella có thể đe dọa tính mạng. Trẻ em, người già và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do các tình trạng y tế hoặc phương pháp điều trị khác có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn salmonella nghiêm trọng.
- Phân có máu, mất nước hoặc sốt cao
- Bị ớn lạnh, ho, cảm thấy yếu, chóng mặt, đau nhức, tiêu chảy và buồn nôn / nôn.
- Đau bụng dữ dội, sưng tấy ở bụng, ra máu khi nôn, đi tiểu ít hoặc không, tim đập nhanh, thở nhanh hơn bình thường.

Tác hại của vi khuẩn Salmonella
Như đã nói, ở mức độ nhẹ, nhiễm khuẩn Salmonella sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ sẽ có thể gây chảy máu đường ruột, thủng ruột hoặc nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong. Cụ thể:
- Thủng ruột có thể gây di chứng cho toàn ổ bụng nặng, khiến chúng lây lan nhanh chóng và đe dọa tính mạng.
- Trường hợp chảy máu đường ruột quá nhiều sẽ dẫn đến sốc do mất máu, không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Ngoài ra, các cơ quan khác như phổi, tủy sống, thận,… đều có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn Salmonella.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella
Để hạn chế và phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, người tiêu cần thực hiện các biện pháp sau:
Về phòng bệnh
- Nên tiêm chủng ngừa để có miễn dịch tích cực với Salmonella. Một số quốc gia sử dụng vắc xin thương hàn sống giảm độc lực và vắc xin chiết xuất từ kháng nguyên Vi của Salmonella.
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm, sau khi tiếp xúc với động vật và bất cứ khi nào tay bẩn.
- Chỉ sử dụng nước sạch để nấu ăn. Chỉ mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt.
- Hạn chế các món ăn sống, gỏi. Trước khi ăn, bạn cần nấu chín thức ăn, đảm bảo đã đun ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn. Không bao giờ ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt chưa nấu chín. Thức ăn thừa của bữa trước, thức ăn cất trong tủ lạnh phải hâm nóng lại trước khi ăn.
- Rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước. Vệ sinh nhà bếp và dụng cụ chuẩn bị thức ăn để ngăn ngừa sự lây lan của vi rút.
- Để riêng thực phẩm sống và chín. Để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống và trái cây tránh xa các thực phẩm khác.

Về chữa bệnh
Tiêu diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Các loại kháng sinh thường dùng là cloramphenicol, ampicilin với liều lượng thích hợp để tránh tai biến tim mạch do vi khuẩn tiêu diệt giải phóng quá nhiều nội độc tố.
Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, nhất là trẻ em, người già và bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch mãn tính. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm bạn ăn và động vật bạn tiếp xúc để tránh nguy cơ nhé!