Thép mạ kẽm là vật liệu phổ biến trong xây dựng, thi công công trình và sản xuất một số sản phẩm. Thép mạ kẽm được ưa chuộng nhờ đặc tính bền dẻo, độ cứng vượt trội. Vậy đây là dòng sản phẩm gì? Đặc tính nổi bật ra sao? Điểm khác biệt của vật liệu này với thép không gỉ và tôn kẽm như thế nào?
Mục Lục
Thép mạ kẽm là gì?
Thép mạ kẽm là một loại vật liệu bằng thép phủ bên ngoài một lớp kẽm thông qua quá trình mạ. Mạ thực hiện bằng cách nhúng nóng hoặc tiến hành điện phân sao cho tương ứng với độ dày của thép nhằm gia tăng độ bền, tính thẩm mỹ cho vật liệu.
Các sản phẩm phổ biến phải kể đến thép ống, thép tấm, thép cuộn hoặc thép hộp… Ngoài phân biệt theo hình thức bên ngoài thì vật liệu này còn được xác định dựa theo cách thức mạ kẽm. Từ đó chia thành thép mạ kẽm nhúng nóng và thép mạ kẽm điện phân.

Đặc tính nổi bật của thép mạ kẽm
Thép mạ kẽm trải qua một quá trình gia công thêm một lớp kẽm bên ngoài. Nhờ đó khả năng chống oxy hóa – nguyên nhân gây gỉ ở kim loại được hạn chế tối đa. Thành phẩm khi hoàn thiện sở hữu hàng loạt đặc tính nổi bật như:
- Độ bền vượt trội
Nhờ lớp kẽm phủ bên ngoài mà thành phẩm có thể chống gỉ, chống lại tác động từ môi trường, thời tiết để nâng cao thời gian sử dụng. Thông thường nếu sản phẩm được sản xuất với kết cấu trung bình, sử dụng trong điều kiện đồng bằng thì tuổi thọ có thể kéo dài trên 50 năm. Trường hợp sản phẩm sử dụng trong môi trường chứa chất ăn mòn hoặc gần biển thì tuổi thọ khoảng 20-25 năm hoặc hơn.
- Độ cứng cao – Chịu lực tốt
Khả năng chịu lực tốt nhờ độ cứng vượt trội. Cấu trúc chính là thép nên khả năng chịu lực tác động của vật liệu này khá tốt. Vì vậy kể cả khi vận chuyển bị va chạm cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ, kết cấu. Thép mạ kẽm do đó được ứng dụng để xây dựng cho nhiều công trình.
- Sản xuất nhanh – dễ kiểm tra – dễ lắp đặt
Đặc trưng của các sản phẩm nằm ở quá trình sản xuất nhanh chóng. Vật liệu thép khi hoàn thiện sẽ được đem đi gia công thêm bằng cách nhúng nóng hoặc điện phân. Quá trình này chỉ kéo dài trong khoảng vài phút mà không chịu tác động từ thời tiết bên ngoài.

Thành phẩm ra đời nhanh chóng mà có thể dễ dàng kiểm tra được độ bền chỉ với mắt thường. Trường hợp muốn kiểm tra độ dày của lớp kẽm mạ ngoài cũng không nhất thiết phải phá hủy toàn bộ kết cấu. Khi thi công cũng nhanh chóng hơn nhờ vật liệu chịu lực tốt, kiểm tra nhanh.
- Tối ưu chi phí
Chi phí sản xuất sản phẩm được đánh giá khá tối ưu. Nguyên nhân là bởi lớp phủ bên ngoài chi phí không cao, thời gian mạ kẽm ngắn. Độ bền của vật liệu cao góp phần tối ưu chi phí dài hạn. Vấn đề bảo trì phát sinh ít, kể cả khi sử dụng để thi công tại các công trình vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biển…
Phân biệt thép mạ kẽm với thép không gỉ
Người ta thường nhầm lẫn giữa thép không gỉ với thép mạ kẽm do cả hai có vẻ ngoài khá tương đồng, vật liệu chính đều là thép. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hai loại vật liệu này giống nhau hoàn toàn. Điều này thể hiện rõ khi phân biệt theo 4 tiêu chí cơ bản:
- Phương pháp sản xuất
Quá trình sản xuất thép không gỉ được tiến hành bằng cách trộn lẫn thép với crom trong trạng thái nóng chảy. Hợp kim thép cho vào khuôn để tạo hành rồi để nguội cho chuyển thành thể rắn. Tiếp đến hợp kim thép tiếp tục được xử lý loại bỏ tạp chất bằng axit.
Bài viết: Inox 304 (Sus304) là gì? Tìm hiểu thông tin về loại inox 304
Ngược lại các sản phẩm thép mạ kẽm lại được sản xuất bằng cách ngâm lõi thép trong bể kẽm nóng chảy đối với kẽm nhúng nóng. Trường hợp sản xuất bằng phương pháp điện phân thì lõi thép sẽ được cho vào dung dịch điện phân, bên trong chứa kẽm rồi sử dụng điện phân làm thành lớp phủ bên ngoài.

Thép không gỉ thường có giá đắt nên ứng dụng trong công trình hiện đại.
- Thành phần
Thành phần của thép không gỉ là lõi thép trộn cùng khoảng trên 10% crom dưới dạng nóng chảy. Ngược lại thép mạ kẽm sử dụng chất liệu thép phủ kẽm bên ngoài nhằm tăng khả năng chống ăn mòn.
- Độ cứng
Độ cứng của thép không gỉ được đánh giá cao hơn nhờ khả năng chống oxy hóa từ sâu bên lõi thép. Ngược lại lớp kẽm bên ngoài sẽ bị bào mòn theo thời gian khiến cho độ cứng của thép giảm dần đi đối với thép mạ kẽm.
- Ứng dụng và giá thành
Do thép không gỉ có giá thành cao hơn nên thường ứng dụng trong các công trình yêu cầu cao về tính hiện đại, tính năng và tính thẩm mỹ. Thậm chí ngày nay người ta còn sản xuất thép không gỉ để sản xuất các vật dụng gia đình. Ví dụ như inox 304 ứng dụng để sản xuất máy thái thịt, máy trộn bột cho đến máy ép chân không, máy sấy thực phẩm…

Phân biệt thép mạ kẽm nhúng nóng với tôn kẽm
Tôn kẽm được sản xuất bằng cách cán với chất liệu phôi – tôn kẽm. Trong phôi đã chứa một tỷ lệ kẽm nhất định tùy theo yêu cầu của thành phẩm. Tôn kẽm hay tôn mạ kẽm được sản xuất bằng cách cán mỏn phôi rồi đem phủ kẽm bên ngoài. Như vậy độ cứng, khả năng chống oxy hóa và tính năng khác của tôn kẽm đều cao hơn so với thép mạ kẽm.
Tôn kẽm trên thị trường có tôn mạ kẽm là các tấm tôn gồm thép nền cùng kẽm phủ 100% bên ngoài và tôn mạ hợp kim nhôm kẽm. Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm có cấu tạo từ thép nền và lớp mạ có tỷ lệ kẽm 43.5%, thêm nhôm và silicon. Cách sản xuất hai vật liệu này tương tự nhau. Tuy nhiên tôn mạ bền hơn, bề mặt đẹp hơn và giá rẻ hơn.
Quý vị còn thắc mắc? Quý vị muốn tìm mua các loại thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm? Hãy liên hệ SGE Việt Nam qua Hotline 088 853 1616 để được tư vấn 24/7 nhé!