Nhu cầu về thực phẩm sạch và hữu cơ đang ngày càng lớn. Để đáp ứng cung ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng, nhà kinh doanh, sản xuất cần tuân thủ nguyên tắc trong thực hành nông nghiệp tốt. Vậy quy trình này có nghĩa gì? Liệu chúng có được áp dụng trong tất cả các ngành nghề hiện nay hay không?
Mục Lục
Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP có nghĩa là gì?

GAP (viết tắt của cụm từ Good Agricultural Practices) là một quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Chúng là những phương pháp được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn và hợp vệ sinh.
Tiêu chuẩn này gồm việc sản xuất theo hướng chọn địa điểm nào để trồng trọt, chăn nuôi, việc sử dụng phân bón, nước hoặc các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh ra sao tới quy trình thu hoạch, đóng gói, tồn kho và vận chuyển sản phẩm,…
Tiêu chuẩn GAP nhằm hỗ trợ duy trì một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường cũng như dễ dàng truy được nguồn gốc sản phẩm từ đâu.
Nhìn chung, tiêu chuẩn chung của GAP đó là:
- An toàn thực phẩm
- An toàn cho sức khỏe và an sinh xã hội
- Đảm bảo môi trường và hệ sinh thái
- Truy nguyên được nguồn gốc cuối cùng của sản phẩm
- Đảm bảo an toàn cho người tham gia sản xuất và quản lý
Xem thêm: GMP là gì? Các tiêu chuẩn của GMP là gì?
Những lợi ích khi sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP

Khi các sản phẩm được bày bán trên thị trường đều tuân thủ nguyên tắc VietGAP thì chúng đều giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, sản xuất cũng như bảo vệ môi trường chung. Cụ thể:
Lợi ích về kỹ thuật
Khi chúng ta sử dụng càng ít hóa chất bảo vệ thực vật thì điều này càng có ý nghĩa về mặt sức khỏe trong lâu dài. Ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người ngày càng cao khi ai ai cũng muốn bày bán sản phẩm đẹp nhất, ngon nhất và rút ngắn quá trình sản xuất nhanh nhất để thu về lợi ích. Khi tiêu chuẩn này được đặt ra, việc chuộc lợi từ các hành động sử dụng hóa chất để sản xuất đều sẽ bị giảm thiểu tối đa.
Về an toàn thực phẩm
Sản xuất theo VietGap, các sản phẩm đều không có nguy cơ ô nhiễm hóa chất, nhiễm khuẩn hay ô nhiễm vật lý. Vậy nên, người tiêu dùng hoàn toàn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm này.
Về phúc lợi xã hội
Để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của công nhân, nông dân,… tiêu chuẩn VietGap giúp môi trường làm việc của người lao động được cải thiện tốt hơn.
Dễ dàng truy nguyên nguồn gốc
Một khi có sự cố xảy ra, chỉ thông qua các ghi chép sản xuất trên hệ thống, những sản phẩm bị lỗi sẽ được truy xuất nguyên nhân để từ đó thu hồi sản phẩm và khắc phục dễ dàng hơn. Các sự cố không mong muốn trong tương lai từ đó giảm đi đáng kể.
Thực hành nông nghiệp tốt trong ngành trồng trọt

Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt gồm các yêu cầu về sản xuất và sơ chế sản phẩm trồng trọt. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và sức khỏe cũng như an toàn lao động. Trong đó:
- Thực phẩm: Những sản phẩm bạn ăn, uống ở dạng tươi sống hay đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm đều thuộc mục này. Vậy nên thực phẩm ở đây sẽ không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và dược phẩm.
- Sản xuất: Đạt tiêu chuẩn bao gồm từ hoạt động gieo trồng, thu hoạch, sơ chế và đóng gói.
- Sơ chế: Hoạt động loại bỏ những phần không sử dụng làm thực phẩm, phân loại, làm kho và đóng gói dùng để ăn ngay hay bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm tiếp theo.
Các quy trình được quy định rõ bên trên cần được tuân thủ nghiêm ngặt để đạt tiêu chuẩn xuất đi.
Bài viết: Thủy canh là gì? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau thủy canh
Thực hành nông nghiệp tốt trong việc chăn nuôi

Thực hành sản xuất trong chăn nuôi đã cực kỳ phát triển vào những năm gần đây trong bối cảnh xã hội thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm.
Người tiêu dùng luôn quan tâm đến cam kết của người sản xuất thực phẩm, quốc gia quan tâm đến an ninh lương thực và vấn đề chất lượng cũng như sự bền vững về môi trường kinh tế – xã hội trong dài lâu.
Tiêu chuẩn này đối với sản phẩm chăn nuôi an toàn phải được cam kết thực hiện theo một hệ thống tiêu chuẩn chung. Nhờ đó, sản phẩm chăn nuôi này sẽ được nhận diện đối với quốc tế và dễ dàng phân biệt với các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt khác trên thế giới.
Nếu tiêu chuẩn này không được thực hiện thì quốc gia đó sẽ không thể xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước mình và thậm chí có thể đánh mất cả thị trường nội địa. Điều này là hiển nhiên vì các sản phẩm từ nước có nền chăn nuôi với năng suất tốt, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giá bán lại thấp hơn thì chắc chắn sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Thực hành nông nghiệp tốt trong ngành thủy sản

VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là được xây dựng trên các tiêu chí cơ bản sau:
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh
- Vệ sinh môi trường được ưu tiên
- Các tiêu chí sản xuất đảm bảo an toàn xã hội
- Phải truy xuất được nguồn gốc ban đầu của sản phẩm
Sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP là bước đệm nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản nước ta vào khuôn khổ và thay thế những tiêu chuẩn quốc tế đang được các doanh nghiệp hay nhóm hộ nuôi trồng thủy sản trong nước áp dụng.
Người nuôi trồng thủy sản sẽ được hưởng những lợi ích đó là được cấp giấy chứng nhận VietGAP, nhờ đó giá trị sản phẩm sẽ cao hơn các sản phẩm thông thường. Ngoài ra, sản phẩm thủy hải sản này có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ hay EU.
Thực hành nông nghiệp tốt giúp nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng đời sống con người đồng thời hỗ trợ người sản xuất hoàn thiện sản phẩm và đạt được nhiều lợi ích tốt đẹp hơn. Hiện nay, các tổ chức trên thế giới cũng đã và đang áp dụng tiêu chuẩn GAP vào quá trình sản xuất thực phẩm để toàn thế giới đều có một quy chuẩn cho sản phẩm của mình nhằm tiến tới xã hội toàn cầu văn minh hơn.