Thuỷ canh – đặc biệt là mô hình trồng rau thủy canh đang ngày 1 phát triển tại gia đình cũng như các trang trại lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hình thức canh tác này gồm những loại nào, hoạt động ra sao, ưu – nhược điểm cũng như lợi ích của nó thế nào. Nếu đang thắc mắc những vấn đề trên thì hãy theo dõi bài viết sau để tìm cho mình câu trả lời hợp lý nhất bạn nhé.
Mục Lục
1. Thủy canh là gì?
Có thể hiểu đơn giản thủy canh là trồng cây trong nước. Cụ thể, đây là kỹ thuật trồng cây sử dụng dung dịch dinh dưỡng cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cây. Tất nhiên, trong cả quá trình, người trồng vẫn cần đảm bảo điều kiện ánh sáng, nhiệt độ để cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

2. Có mấy loại thủy canh?
Thuỷ canh thường được phân loại và gọi tên theo mô hình triển khai như: Mô hình tĩnh, mô hình động và bán thuỷ canh… Có thể liệt kê qua 6 loại sau.
Mô hình thủy canh dạng bấc (Wick system): Là mô hình được triển khai sớm nhất, hiện vẫn được ứng dụng khi trồng cây dài ngày. Trong mô hình này, cây được trồng trong giá thể với bồn dinh dưỡng đặt phía dưới. Người ta sử dụng bấc (làm từ sợi vải hoặc cotton) thẩm thấu ngược chất dinh dưỡng đưa vào giá thể nuôi cây.

Mô hình thủy canh tĩnh (Deep water culture system): Trong mô hình này, rễ cây được đặt ngập trong dung dịch dinh dưỡng. Để cung cấp oxy cho rễ, người ta lắp thêm hệ thống sục. Đây là mô hình được áp dụng nhiều trong trồng rau xanh và cây ngắn ngày được nhiều gia đình Việt Nam lựa chọn.

Mô hình thủy canh hồi lưu (Active system): Mô hình này không cho rễ ngập dinh dưỡng toàn bộ thời gian canh tác mà tiến hành ngập xả theo chu kỳ. Điều này giúp cung cấp lượng oxy dồi dào giúp cây khỏe mạnh và nhanh lớn hơn 30% so với mô hình tĩnh. Thế, nhờ hồi lưu mà dinh dưỡng được kiểm soát chặt hơn từ đó tiết kiệm dinh dưỡng hơn.

Mô hình thủy canh nhỏ giọt (Drip system): Trong mô hình này, dung dịch dinh dưỡng được tưới nhỏ giọt tự động, định kỳ lên cây. Thời gian và lượng dung dịch được tính toán chính xác để đảm bảo tiết kiệm trong khi cây vẫn khoẻ mạnh.

Mô hình màng dinh dưỡng NTF (Nutrient Film Technique): Trong hệ thống này, rễ cây chỉ chạm nhẹ 1 lớp dinh dưỡng tối thiểu. Chính vì thế mà mô hình NTF tiết kiệm 80% nước so với canh tác thông thường.

Mô hình Khí canh (Aeroponics): Khí canh được coi là cải tiến của mô hình cũ. Trong mô hình này, cây được giữ đứng, phần rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng trong môi trường phun sương, độ ẩm 100% hoặc tương đương.

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trồng rau thủy canh
Với những đặc điểm nêu trên, phương pháp này bộc lộ khác rõ ưu – nhược điểm của mình.
Ưu điểm:
- Hiện đại, không tốn nhiều diện tích nên dễ triển khai trên ban công hay tầng thượng.
- Không tốn công bón phân, tưới nước vì dung dịch dinh dưỡng đã cung cấp đầy đủ nước và các chất cần thiết nuôi cây.
- Tiết kiệm thời gian nhặt cỏ, hạn chế sâu bệnh, vi sinh vật gây bệnh cho cây.
- Cây phát triển đồng đều, năng suất cao hơn 25% so với trồng bằng đất.

Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
- Người trồng cần có kiến thức về dinh dưỡng, phát triển, phòng chống dịch, kiểm tra nồng độ dinh dưỡng định kỳ để cây không bị thiếu, thừa chất.
4. Lợi ích của thủy canh
Trồng rau thuỷ canh ngày 1 phổ biến bởi những lợi ích đáng kể mà nó mang lại:
Rau sạch và an toàn: Quá trình canh tác hạn chế tối đa sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu. Vì thế mà rau sản xuất ra sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm sạch.
Sản lượng cao: Rau và cây trồng được cung cấp đủ dinh dưỡng, ít bị sâu bệnh nên phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Tiết kiệm chi phí: Dù đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu lớn nhưng chi phí điện, nước, phân bón lại tiết kiệm hơn hẳn so với các phương pháp thông thời.
Hạn chế rủi ro: Cây trồng khoẻ mạnh, điều kiện trồng hạn chế sự xâm nhập, phá hoại của sâu bệnh nên tình trạng mất mùa cũng được giảm đi đáng kể.
Bảo vệ môi trường: Phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường đất, nước hay không khí nên bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
5. Quy trình trồng thủy canh
Giàn trồng trong mỗi mô hình có nhiều khác biệt nhưng quy trình cơ bản bao gồm 4 bước sau đây.
Bước 1: Gieo hạt, ươm mầm
Nếu trồng cây từ hạt thì cần gieo vào giá thể và ươm thành cây non. Chú ý chọn hạt chất lượng cũng như đảm bảo giá thể vệ sinh, đủ ẩm và thoáng khí. Ngoài ra, 1 số loại cây cũng có thể gieo trực tiếp vào rọ thuỷ canh.
Bước 2: Dời cây lên giàn
Khi cây con lên từ 3 – 5 lá thật (sau 10 – 20 ngày) thì chuyển cây lên giàn. Chú ý thiết kế, lắp đặt giàn phải khoa học, hợp lý.

Bước 3: Chăm sóc
Điều chỉnh, bổ sung chế độ dinh dưỡng, theo dõi và chăm sóc theo chu kỳ phát triển và điều kiện thời tiết. Bố trí thêm keo dán hoặc đèn hút côn trùng để phòng ngừa sâu bệnh.
Bước 4: Thu hoạch
Khi cây đạt kích thước lý tưởng, tiến hành thu hoạch, sử dụng theo nhu cầu.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, dễ hiểu vì sao thuỷ canh ngày càng phổ biến. Có thể dự đoán, trong tương lai, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng. Hiện nay, rất nhiều gia đình đã – đang đầu tư cho mình hệ thống trồng rau thuỷ canh tại nhà. Còn bạn, bạn có muốn sở hữu vườn rau hoặc sử dụng rau trồng theo phương pháp này hay không? Theo chúng tôi thì đa số đáp án là “Có”.