Vi sinh vật có thể lưu trú không chỉ trong môi trường sống mà còn tồn tại cả ở trong cơ thể người. Vậy liệu có phải tất cả các loại này đều có hại hay không? Nếu có lợi chúng có thể được ứng dụng như thế nào? Trong bài viết hôm nay chúng tôi đã tổng hợp tất tần tật các thông tin liên quan đến các loài vi sinh vật. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết dưới đây với chúng tôi.
Mục Lục
1. Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là tên gọi chung của tất cả sinh vật đa bảo hoặc sinh vật đơn bào nhân sơ sở hữu kích thước vô cùng nhỏ. Người ta không thể bằng mắt thường quan sát vi sinh vật mà phải dùng kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm cả nấm, tảo, vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
Người ta đo kích thước vi sinh vật bằng đơn vị micromet. Chúng có khả năng sinh trưởng cực nhanh, phát triển mạnh mẽ hơn hẳn so với những sinh vật khác. Không chỉ thế vi sinh vật còn có năng lực thích ứng vô cùng mạnh mẽ và dễ dàng phát sinh biến dị. Chúng được phân biệt nhờ sở hữu những đặc điểm cụ thể như sau:
- Kích thước vô cùng nhỏ bé, không thể thấy bằng mắt thường, chỉ thấy được dưới kính hiển vi khi đã phóng to gấp nhiều lần
- Có thể sống và sinh trưởng rất nhanh, mạnh mẽ hơn bất kỳ loài nào trên thế giới
- Thích ứng được trong nhiều môi trường khác nhau, ngay cả những nơi khắc nghiệt nhất
- Số lượng và chủng loại cực kỳ nhiều
- Bất kỳ đâu cũng có thể là môi trường sống của chúng, đất, nước, không khí, trên cả cơ thể người và các loài động vật
Chúng phân bổ rộng khắp với chủng loại rất nhiều. Người ta có thể tìm thấy vi sinh vật ở những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái đất như Nam Cực, miệng núi lửa hay sâu dưới đáy đại dương. Thậm chí số lượng, chủng loại vi sinh vật cũng thay đổi theo thời gian.
Thống kê cho thấy hiện nay có khoảng hơn 100.000 loài vi sinh vật khác nhau. Trong đó có khoảng 30.000 loài động vật nguyên sinh, 69.000 loài nấm, 2.500 loài vi khuẩn lam, 1.500 loài vi khuẩn, 1.200 loài vi tảo, 1.200 loài virus, rickettsia.
Tuy nhiên do vi sinh vật dễ đột biến nên thực tế số lượng cụ thể vẫn không ngừng tăng lên theo thời gian. Mỗi năm trung bình có thêm khoảng 1.500 loài vi sinh vật mới được bổ sung. Điểm chung nằm ở việc chúng sử dụng nguồn dinh dưỡng lấy từ môi trường xung quanh để phát triển, sinh sôi.
2. Vi sinh vật có hại hay có lợi?
Vi sinh vật có nhiều loại khác nhau. Người ta dựa vào lợi ích của chúng mà phân loại thành hai nhóm:
2.1 Nhóm vi sinh vật có lợi
Vi sinh vật có lợi là những loài có tác dụng thúc đẩy hay mang lại một lợi ích nào đó cho quá trình lên men thực phẩm, đường ruột hay cây trồng.
Những vi sinh vật có lợi thường xuất hiện trong thực phẩm hoặc ở trong đất, không khí… Chúng đem đến lợi ích cho cơ thể con người, động vật, thực phẩm hoặc môi trường thì đều được xếp vào nhóm này. Điển hình như nhóm vi sinh vật sống trong đất.
Chúng đa dạng về chủng loại nhất với vi nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật… Những vi sinh vật có lợi sẽ giúp thay đổi chất đất để tăng độ mùn, tăng chất hữu cơ thích hợp cho cây trồng, động vật sinh sống, phát triển. Một số nơi đất có đá hoặc cát thì con người lợi dụng vi sinh vật để phân lập, tuyển chọn, chuyển hóa nhằm phục vụ cho cuộc sống.
Vi sinh vật trong môi trường nước lại tác động qua lại với một số yếu tố như chất hữu cơ, hàm lượng muối, độ pH… Người ta có thể sử dụng vi sinh vật nhằm cải tạo môi trường nước, làm sạch nguồn nước thải. Tương tự, vi sinh vật có lợi đem đến nhiều lợi ích cho môi trường, cơ thể con người, động thực vật.
2.2 Nhóm vi sinh vật có hại
Vi sinh vật có hại dùng để chỉ chung những loại chứa mầm bệnh và gây hại cho người, động vật và cây cối. Do những loài này có tốc độ phát tán rất nhanh nên khi muốn tiêu diệt dứt điểm, con người cần phải kết hợp dùng rất nhiều phương thức khác nhau. Điển hình như các loại nấm bệnh có độc tố hoặc virus…
3. Vi sinh vật tồn tại ở những đâu trong cơ thể con người?
3.1 Trên bề mặt da
Da là thứ đầu tiên mà cơ thể được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên chúng sẽ chủ yếu bám trên bề mặt da. Chúng sẽ sinh sôi rất nhanh nhờ lấy nguồn thức ăn từ các sợi bã nhờn hay đường tiết mồ hôi, chất bẩn hoặc tế bào da chết. Do vậy, một số vị trí có khả năng tập trung nhiều nhất đó là mặt, các kẽ ngón chân và ngón tay, nách,..
Chúng đa phần là vi sinh vật tạm thời – vi sinh vật không tồn tại thường xuyên, chỉ có mặt khoảng vài giờ, vài ngày hoặc một khoảng thời gian nhất định trên cơ thể con người.
Số lượng vi sinh vật trên da có thể đạt khoảng 100-103 /cm2. Mỗi lần tắm rửa, vệ sinh có thể loại bỏ khoảng 90% vi sinh vật tại khu vực đó. Thế nhưng chỉ sau vài giờ chũng sẽ nhanh chóng được bổ sung từ môi trường xung quanh. Một số loại vi sinh vật trên da có thể kể đến như peptostreptococcus, propionibacterium, bacillus…
3.2 Trong đường hô hấp
Đường hô hấp của con người cũng có sự xuất hiện của các vi sinh vật. Trong đó bao gồm các vi sinh vật ở mũi, đường hô hấp trên, trong miệng, trong họng và tại đường hô hấp dưới. Các vi khuẩn chủ yếu tập trung ở mũi và đường hô hấp trên với nhiều chủng loại như S.aureus, S.epidermidis, Rhino, Adeno…
Trái lại tại họng và đường hô hấp dưới có ít vi sinh vật hơn. Bên trong việc bàn học chủ yếu là liên cầu khuẩn. Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản và phế nang bình thường không xuất hiện vi khuẩn. Tuy nhiên trong trường hợp cơ thể mắc bệnh thì có thể có một số vi khuẩn nhất định.
3.3 Trong hệ tiêu hóa
Được tiêu hóa bao gồm miệng, dạ dày và ruột. Miệng có nhiệt độ, mã thừa của thức ăn và độ pH của nước bọt mang tính kiềm nhẹ thích hợp để vi khuẩn phát triển. Vì vậy trong đường tiêu hóa lượng vi sinh vật ở viện là nhiều nhất. Như đã nói vi khuẩn ở đây chủ yếu là liên cầu khuẩn, tụ cầu, cầu khuẩn kỵ khí và song cầu gram âm.
Dạ dày có hàm lượng ph axit nhất định phá hủy hầu hết loại vi sinh vật. Cơ thể người bình thường sẽ giữ cho lượng vi sinh vật nằm trong mức khoảng 103 vi sinh vật/gram thức ăn. Vi khuẩn có thể sống và phát triển trong dạ dày bao gồm vi khuẩn lao và H.Pylori. Những người có vi khuẩn H.Pylori nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng.
Ruột có độ pH cao hơn 7, mang tính kiềm. Vì vậy tại đây cũng có một số ít vi sinh vật xuất hiện. Số lượng vi sinh vật sẽ tăng dần lên khi đi xuống dưới. lượng vi sinh vật sẽ chiếm khoảng từ 10 đến 30% khối lượng của phân. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp vitamin A, hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa sắc tố vật, ngăn ngừa sự xâm nhập từ các vi khuẩn gây bệnh…
3.4 Đường tiết niệu
Trong nước tiểu hầu như không có sự xuất hiện của các loại khuẩn nhưng chúng lại có mặt chủ yếu ở trong các cơ quan sinh dục. Hiểu một cách đơn giản thì đường tiết niệu vô trùng và bên trong nước tiểu không có vi sinh vật. Thay vào đó sẽ có một số ít vi khuẩn nằm bên ngoài cùng của địa đạo với số lượng khoảng dưới 104 vi sinh vật/ml. Điển hình như E coli, alpha-hemolytic, proteus…
3.5 Bộ phận sinh dục
Bộ phận sinh dục có thể xuất hiện các vi sinh vật dù con người ở bất cứ lứa tuổi nào. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì có thể xuất hiện vi khuẩn như cầu khuẩn, trực khuẩn hoặc lactobacillus acidophilus. Phái nữ khi đến tuổi dậy thì thì estrogen trong máu sẽ hoạt động khiến cho tế bào biểu mô xuất hiện glycogen.
Lactobacillus lúc này có nhiệm vụ chuyển hóa glycogen thành axit lactic để đảm bảo PH trong âm đạo mang tính axit trong khoảng 4-5. Từ đó cơ quan sinh dục có thể ngăn ngừa các vi khuẩn gây nấm, gây bệnh. Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thì lactobacillus có thể bị ức chế và lượng vi sinh vật sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Những thông tin về vi sinh vật hy vọng đã giúp quý vị có thêm kiến thức hữu ích. SGE Việt Nam luôn muốn đồng hành của mỗi khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm là thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm chất lượng tăng cường sức khỏe từ bên trong.
Quý vị quan tâm về các sản phẩm của SGE Việt Nam có thể truy cập website https://sgeviet.vn/ để tham khảo thông tin chi tiết. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 088 853 1616 sẽ có nhân viên tư vấn miễn phí 24/7.